Tag: Giao tiếp tiếng anh trong công việc
Với lịch trình làm việc bận rộn, làm sao để tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà? Đừng lo, trong bài viết dưới đây, ELSA Speech Analyzer sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả từ A đến Z.
Luyện nói tiếng Anh – Tự tin giao tiếp khi đi làm
Học phát âm đúng, ngữ điệu chuẩn
Học phát âm là một kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn nghe nói tiếng Anh thành thạo. Vậy nên, trước hết bạn cần nắm vững 44 âm tiết trong Hệ thống Phiên âm Quốc tế IPA. Đồng thời, rèn luyện thói quen tra cứu phiên âm mỗi khi học từ mới đọc tiếng Anh đúng chuẩn.
Trong quá trình này, bạn hãy song song học cách nhấn nhá ngữ điệu của người bản ngữ. Bởi với mỗi tình huống giao tiếp, ngữ điệu lên xuống sẽ giúp bạn thể hiện ý nghĩa, thái độ và tình cảm cá nhân khác nhau.
Khi kết hợp được kỹ năng phát âm đúng kèm theo ngữ điệu chuẩn, chắc chắn bạn sẽ tự tin giao tiếp lưu loát hơn. Đồng thời, thể hiện được sự chuyên nghiệp khi làm việc, gây ấn tượng với khách hàng và đối tác.
Ghi âm giọng nói và nghe lại
Khi vừa học tiếng Anh, hầu hết mọi người sẽ gặp những lỗi sai cơ bản về trọng âm, nuốt âm hay nối âm giữa các từ. Để luyện phát âm chuẩn, bạn hãy thử ghi âm giọng nói của chính mình và nghe lại, sau đó đối chiếu với giọng đọc bản ngữ.
Cách này sẽ giúp bạn biết được mình đang sai ở đâu và hiệu chỉnh thế nào cho đúng nhất. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp với việc luyện nói trước gương để sửa khẩu hình miệng và ngôn ngữ hình thể khi giao tiếp.
Giao tiếp tiếng Anh với đồng nghiệp
Sau khi luyện phát âm, bạn có thể bắt đầu với những bài học giao tiếp tiếng Anh căn bản. Đây là giai đoạn mà bạn cần nói chậm, tập luyện phản xạ với những câu hỏi và trả lời một cách ngắn gọn, đơn giản nhất.
Hãy cùng với đồng nghiệp của mình luyện tập tiếng Anh giao tiếp mỗi ngày, thông qua những đoạn hội thoại ngắn về chủ đề gia đình, công việc, sở thích… Việc này không những giúp bạn cải thiện được kỹ năng nghe nói mà còn tăng sự tự tin cho bản thân.
Ngoài ra, nếu đối phương thành thạo tiếng Anh, họ có thể chỉ ra những lỗi sai hoặc chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm để giúp bạn cải thiện hơn.
Học từ vựng tiếng Anh theo chuyên ngành cho người đi làm
Trong lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm, học từ vựng chuyên ngành được xem là bước quan trọng nhất. Bởi mỗi ngành nghề sẽ có những chủ đề, nội dung giao tiếp và thuật ngữ khác nhau. Ưu tiên học nhóm từ vựng theo đúng ngành nghề sẽ giúp bạn nhanh chóng ứng dụng được trong công việc thực tế.
Bạn hãy trau dồi vốn từ vựng thông qua tài liệu, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Đồng thời, trong quá trình học nghe nói, bạn nên ghi lại từ mới trong một cuốn sổ hoặc phần mềm máy tính. Đừng cố gắng viết đi viết lại để ghi nhớ, hãy minh họa thêm bằng hình vẽ và lấy ví dụ để việc học trở nên thú vị hơn.
>>> Xem thêm:
- Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm phù hợp, đạt hiệu quả cao
- Trọn bộ từ vựng tiếng Anh trong kinh doanh
Phương pháp luyện nghe tiếng Anh cho người đi làm
Nghe các kênh/ chương trình tiếng Anh cho người đi làm
Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm không thể thiếu những bài luyện nghe. Bởi chỉ khi có kỹ năng nghe tiếng Anh tốt, bạn mới có thể hiểu đối phương đang đề cập đến chủ đề gì và tiếp nối cuộc đối thoại.
Bạn nên luyện nghe thông qua các kênh youtube, chương trình tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm. Hãy bắt đầu với những chủ đề đơn giản như giới thiệu bản thân, giao tiếp với đồng nghiệp, thuyết phục khách hàng hay đàm phán cùng đối tác. Sau đó, nâng cấp dần lên những chủ đề liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành.
Những bài luyện nghe sát với công việc thực tế sẽ giúp bạn ứng dụng tốt hơn khi giao tiếp chốn công sở. Đồng thời, kết hợp để trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành của mình.
Bạn có thể tham khảo những kênh luyện nghe tiếng Anh cho người đi làm sau:
- Real English
- VOA Learning English
- Britlish
- BBC Learning English
Luyện nghe tiếng Anh khi giao tiếp qua điện thoại
Với người đi làm, giao tiếp qua điện thoại là một trong những nỗi lo lớn nhất. Bởi vì đối phương sẽ không thể nhìn vào ngôn ngữ cơ thể của bạn để đoán nội dung, trong trường hợp bạn “bí từ” hoặc phát âm sai.
Vì vậy, trong lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm, bạn nên bổ sung các bài học để luyện giao tiếp qua điện thoại với khách hàng, đối tác. Hãy bắt đầu từ những cuộc trò chuyện qua điện thoại với bạn bè, sau đó là giả định tình huống về chủ đề: Đặt lịch hẹn, tư vấn mua hàng, giải quyết khiếu nại,…
>> Xem thêm: 45 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp qua điện thoại
Học ngữ pháp và luyện viết tiếng Anh cho người đi làm
Học các thì cơ bản và cấu trúc câu thông dụng khi đi làm
Trong lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm, bạn không cần quá chú trọng quá tới ngữ pháp, chỉ cần nắm được các thì cơ bản và cấu trúc câu thông dụng. Bạn có thể bắt đầu với cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Anh” của tác giả Mai Lan Hương hoặc Grammar for IELTS của Cambridge.
Quan trọng hơn hết, hãy thực hành giao tiếp với những điểm ngữ pháp mà bạn vừa học được. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn, dần dần thiết lập tư duy tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy.
Luyện viết email tiếng Anh
Với người đi làm trong môi trường đa quốc gia, việc viết email tiếng Anh là rất thường xuyên. Đây cũng chính là phương tiện giao tiếp bằng văn bản giữa các phòng ban, khách hàng và đối tác. Vì vậy, bạn nên nắm vững cách viết email tiếng Anh trang trọng, đúng chuẩn khi làm việc.
Ngoài ra, luyện viết email tiếng Anh sẽ giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng khác như: Cách lựa chọn và sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cách hành văn phù hợp.
Luyện viết báo cáo tiếng Anh
Báo cáo tiếng Anh sẽ có những quy chuẩn riêng, không chỉ đơn thuần là dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Vì vậy, để hỗ trợ tốt cho công việc của mình, bạn nên luyện viết báo cáo và các mẫu tài liệu quan trọng khác.
Trước hết, bạn nên tìm hiểu cách viết một bản báo cáo tiếng Anh đúng chuẩn. Sau đó, luyện tập viết báo cáo công việc hàng tuần, hàng tháng, sau đó là các bản báo cáo phù hợp với nghề nghiệp. Ví dụ như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, kê khai thuế dành cho nhân viên ngành kế toán.
Để quá trình luyện tập hiệu quả hơn, bạn nên gửi những mẫu báo cáo mình đã viết cho đồng nghiệp hoặc cấp trên và những người có chuyên môn. Họ sẽ giúp bạn đánh giá và sửa lỗi sai cơ bản để dần hoàn thiện hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Khóa học tiếng Anh cấp tốc cho người đi làm tại ELSA Speech Analyzer
Để được thiết kế lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm cá nhân hóa, phù hợp với năng lực cá nhân, bạn hãy tải app và học cùng ELSA Speech Analyzer. Thông qua bài kiểm tra đầu vào gồm 16 câu, hệ thống sẽ giúp bạn thiết kế bài học tương ứng với mục tiêu ngành nghề. Như vậy, việc học tiếng Anh giao tiếp của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
ELSA Speech Analyzer cung cấp kho bài học khổng lồ, phù hợp với mọi ngành nghề, phòng ban và vị trí trong công ty. Cụ thể, bạn sẽ được trải nghiệm 290+ chủ đề, 25.000 bài học về tiếng Anh ngành Dịch vụ, ngành Công nghệ thông tin, Tài chính – Ngân hàng hoặc Logistic,…
Bên cạnh đó, ELSA Speech Analyzer còn cung cấp những mẫu câu, hội thoại khi giao tiếp tại nơi làm việc dưới dạng video clip trực quan. Bạn sẽ được học cách trò chuyện với đồng nghiệp, thuyết trình, phỏng vấn bằng tiếng Anh,…
Tất cả những bài học tại ELSA Speech Analyzer đều được thiết kế dựa trên giáo trình chuyên sâu của Đại học Oxford, với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, bạn đã có thể trải nghiệm những tính năng bổ ích của ELSA Speech Analyzer – app học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả nhất hiện nay.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Với ELSA Speech Analyzer, bạn sẽ được luyện tiếng Anh nghe nói cùng công nghệ A.I. độc quyền. Hệ thống sẽ nhận diện giọng nói của bạn, sau đó chỉ ra lỗi sai phát âm trong từng âm tiết. Người dùng sẽ được học cách phát âm đúng chuẩn bản ngữ, từ khẩu hình miệng cho đến ngữ điệu, nhấn nhá.
Việc luyện tập các kỹ năng tiếng Anh cho người đi làm đều được tích hợp trong ELSA Speech Analyzer. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tự tin giao tiếp chốn công sở, nói tiếng Anh lưu loát trong mọi ngành nghề.
Những sai lầm khi tự học tiếng Anh cho người đi làm
- Tư duy ngôn ngữ theo kiểu dịch nghĩa – nói
Đây là một trong những phương pháp học tiếng Anh kém hiệu quả của người Việt Nam. Thông thường, khi nghe một câu hỏi, bạn sẽ dịch câu đó sang tiếng Việt, nghĩ câu trả lời và dịch nó sang tiếng Anh. Thay vì vậy, bạn hãy luyện tập tư duy nghe – nghĩ – trả lời bằng tiếng Anh để cuộc hội thoại trôi chảy hơn.
- Không biết bản thân phát âm đúng hay sai
Một trong những lỗi sai phổ biến khiến bạn học tiếng Anh mãi không tiến bộ đó là phát âm sai. Điều này sẽ khiến đối phương không hiểu rõ nội dung mà bạn đề cập, làm cho cuộc hội thoại trở nên ấp úng và công việc kém hiệu quả. Chính vì vậy, phát âm chuẩn là kỹ năng bắt buộc nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
- Chỉ luyện nghe mà ngại nói
Nguyên nhân của việc ngại nói tiếng Anh có thể là do tâm lý sợ mắc lỗi, sợ sai. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn bạn sẽ mất nhiều cơ hội trong công việc.
Để đánh gục tâm lý sợ nói tiếng Anh, đầu tiên bạn hãy học cách chấp nhận rằng lỗi sai là điều rất bình thường trong quá trình học ngôn ngữ. Bất cứ ai khi bắt đầu đều mắc sai lầm, phải sau quá trình rèn luyện dài thì mới có thể tự tin giao tiếp.
>>> Xem thêm: Phương pháp học tiếng Anh cho người đi làm
Làm sao để học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm hiệu quả?
Trước khi áp dụng lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm mà ELSA Speech Analyzer gợi ý trên, bạn cần lưu ý một số điều sau để học tập hiệu quả hơn:
- Tự tin hỏi nếu không hiểu
Khi giao tiếp tiếng Anh, nếu bạn nghe không rõ hoặc chưa hiểu ý đối phương muốn truyền tải, hãy mạnh dạn hỏi lại. Nếu không, bạn sẽ còn lặp lại những điểm này trong tương lai và sẽ tiếp tục “ú a ú ớ”
- Đặt ra kế hoạch học tập cho bản thân
Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu bạn phân chia thời gian biểu hợp lý. Trước tiên, bạn cần xác định trình độ hiện tại, sau đó áp dụng phương pháp cũng như tài liệu phù hợp.
- Không nên tạo áp lực
Hãy để bản thân mình tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái nhất. Học tiếng Anh cần thời gian dài và nỗ lực rèn luyện. Bạn không thể nói chuyện lưu loát như người bản xứ trong 1 – 2 ngày. Vì vậy, tạo tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn tiếp thu tốt hơn, có nhiều động lực hơn.
- Đọc sách tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm
Nếu bạn là người thích đọc sách thì phương pháp học tiếng Anh cho người đi làm này là hoàn toàn phù hợp. Sách dạy giao tiếp tiếng Anh trong kinh doanh thường bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, xuất phát từ những đoạn hội thoại chốn công sở nên rất phù hợp cho những người mới bắt đầu.
Bạn có thể tham khảo những cuốn sách học tiếng Anh cho người đi làm nổi tiếng như: Business Goals Professional English, Ship or Sheep, Real Listening & Speaking.
>> Xem thêm: Top 7 giáo trình tiếng Anh cho người đi làm
Trên đây là lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả, cải thiện cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Hãy bắt đầu luyện tập từ hôm nay để nâng cấp tiếng Anh, nhân đôi hiệu suất làm việc và phát triển cơ hội nghề nghiệp nhé.
Có đến 1001 lý do khiến bạn cảm thấy học tiếng Anh giao tiếp khó khăn. Đặc biệt, nếu bạn đã là người đi làm thì quỹ thời gian học lại càng hạn hẹp. Lúc này, bạn cần hình thức học khác biệt truyền thống nhưng vẫn đảm bảo khả năng giao tiếp của bản thân. Liệu ELSA Speech Analyzer có trở thành chương trình học đồng hành học tiếng anh giao tiếp cho người bận rộn hay không? Cùng tìm hiểu ngay.
Học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm thường gặp khó khăn gì?
1. Không có thời gian dành cho tiếng Anh
Nếu như thời học sinh – sinh viên bạn có quỹ thời gian rảnh rỗi để có thời gian học tiếng Anh thì khi đi làm, quỹ thời gian đó không còn đủ để học. Thường người đi làm học tiếng Anh ngoài giờ hành chính hoặc cuối tuần. Vì vậy, thời gian rảnh rỗi bị rút ngắn nhiều so với thời trước.
Ngoài ra, nhiều người lập gia đình lo cho con cái, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khiến thời gian học tiếng Anh ngày càng eo hẹp hơn.
2. Khả năng ghi nhớ kém, khó tập trung
Công việc hàng ngày không chỉ chiếm hết thời gian mà còn cả sức lực, trí lực của người đi làm. Thậm chí, một số bạn còn mang việc về nhà làm vì trễ deadline hoặc gấp rút công việc. Không chỉ vậy, các vấn đề và mối lo xung quanh cuộc sống khiến người đi làm mệt mỏi.
Vì vậy, trí nhớ và khả năng tập trung vào học một lĩnh vực nào đó kém hơn. Đặc biệt là tiếng Anh.
3. Dễ chán nản, không kiên trì
Mục tiêu của học tiếng Anh giao tiếp để phục vụ cho công việc. Người đi làm nhận thức được điều này nhưng lại không có đủ dũng khí lớn kiên trì. Nguyên nhân khiến họ chán nản vì thiếu thời gian và môi trường rèn luyện. Họ không kiên trì theo đuổi đến cùng vì quá nhiều vấn đề bên ngoài tác động khiến bỏ giữa chừng.
4. Kéo dài hoàn thành khóa học
Vì bận bịu mà các khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm bị đứt quãng và gián đoạn. Họ không sắp xếp được thời gian học tập nên khóa học bị kéo dài hoặc “ngủ đông” vài tháng. Sau khi quay lại học, lượng kiến thức bị lãng quên và phải học lại từ đầu.
4 mẹo cải thiện tiếng Anh nhanh nhất cho người đi làm
Xem các kênh truyền hình bằng tiếng Anh
Thay vì trước đây bạn xem các kênh yêu thích, các chương trình truyền hình bằng tiếng Việt thì bây giờ hãy thử mở và luyện nghe bằng tiếng Anh nhé! Thời gian đầu, chắc chắn bạn học sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình nghe hiểu các nội dung bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, hãy cố gắng nghe hết video và ghi chép lại những từ khóa quan trọng mà bạn nghe được.
Một số website miễn phí mà bạn có thể cải thiện tiếng Anh cho bản thân như: BBC, NBC, Ted Talks,…
>> Xem thêm: Tự tin “bắn” tiếng Anh qua điện thoại
Đọc sách mọi lúc mọi nơi
Bạn là người đi làm nên quá trình nâng cao kiến thức nghề nghiệp là rất cần thiết. Vậy có cách nào nhanh nhất để bồi đắp kiến thức của bạn mỗi ngày? Câu trả lời đó là sách. Hãy lựa chọn những quyển sách gần với chuyên ngành, lĩnh vực làm việc của bạn nhất để đọc và nghiên cứu. Quá trình đọc sách mỗi ngày không chỉ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích mà còn làm giàu cho bộ nhớ của bạn với lượng từ vựng chuyên ngành.
Xem thêm: Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm phù hợp, đạt hiệu quả cao
Giao tiếp với đồng nghiệp bằng tiếng Anh
Phương pháp nhanh nhất để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho người học là sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Tại công ty, bạn có thể cùng đồng nghiệp của mình luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh mỗi ngày. Hãy bắt đầu từ những câu chào hỏi sau đó tiếp tục với những cuộc trò chuyện về cuộc sống, về công việc, gia đình,… Việc luyện nói tiếng Anh mỗi ngày sẽ tạo thành thói quen cho bạn và chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy khả năng giao tiếp của mình tiến bộ vượt bậc đấy!
>> Xem thêm: Cách học tốt tiếng Anh văn phòng
Đừng tự tạo áp lực cho bản thân
Bạn cảm thấy lo lắng khi bản thân đã cố gắng luyện tập tiếng Anh nhưng vẫn không khá hơn chút nào. Đừng quá ép buộc bản thân học tiếng Anh một cách máy móc nhất, bạn nên cân bằng thời gian giữa việc học và thư giãn. Hãy đón nhất tiếng Anh một cách thoải mái nhất. Chỉ cần một bài nhạc, một chương trình hay một bộ phim bằng tiếng Anh bạn cũng có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Hãy bắt đầu thực hành và chinh phục ngôn ngữ này ngay bây giờ nhé!
Giới thiệu khóa học phát âm tiếng Anh ELSA Speech Analyzer cho người đi làm
Ưu điểm của công cụ học tiếng Anh giao tiếp ELSA Speech Analyzer cho người đi làm
Thấy được những khó khăn mà người đi làm phải gánh chịu, chương trình học ELSA Speech Analyzer được ra đời nhằm giải quyết vấn đề nan giải trên với nhiều ưu điểm vượt trội.
- Sử dụng công nghệ AI – nhận diện giọng nói độc quyền
ELSA Speech Analyzer giúp bạn học và sửa lỗi phát âm chuẩn đến từng âm tiết. Từ đó, khả năng phát âm chính xác của bạn tốt hơn.
- Kho từ điển miễn phí, bài học đa dạng
Từ điển độc đáo và chuyên dụng cho việc học nói và giao tiếp. Song song đó, bạn sẽ được học hơn 1500 chủ đề gần gũi trong cuộc sống.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
- Tương tác với người máy bản xứ
Bạn sẽ được xây dựng lộ trình học riêng biệt theo khả năng và mục tiêu học nhờ trợ lý trí tuệ nhân tạo được thiết lập trên ELSA Speech Analyzer.
- Sự linh hoạt về thời gian
Khi bạn sử dụng chương trình học ELSA Speech Analyzer, thời gian học tiếng Anh của bạn có thể linh động theo thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể mang ra học bất kỳ ở nơi đâu, thời gian nào mà không bị gò bó cố định.
- Miễn phí hoặc tốn ít chi phí hơn so với lên trung tâm Anh ngữ học
Bạn phải tốn chi phí đắt đỏ lên trung tâm để học tiếng Anh nhưng phải trì hoãn lại hoặc không hiệu quả khiến khiến bạn chán nản. Với ELSA Speech Analyzer, bạn chỉ cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ có thể học 1 năm hoặc trọn đời mà kỹ năng của bạn vẫn tăng không ngừng.
- Tái sử dụng tài nguyên
So với việc học kiểu truyền thống, bạn có thể tận dụng việc học lại tiếng Anh trên ELSA Speech Analyzer ở các bài học chưa tốt.
>> Tham khảo thêm: Thuyết trình bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng?
Học tiếng Anh giao tiếp trên ELSA Speech Analyzer cho người đi làm phù hợp với ai?
Những người có nhu cầu học và cải thiện tiếng Anh giao tiếp đều có thể học tiếng Anh ELSA Speech Analyzer.
Chương trình học ELSA Speech Analyzer với thiết kế giao diện thân thiện người dùng. Hình ảnh, âm thanh và trợ lý sáng tạo, gần gũi giúp bạn hứng thú với việc học hơn. Vì vậy, tất cả các đối tượng có nhu cầu học giao tiếp tiếng Anh đều có thể sử dụng công cụ để rèn luyện mỗi ngày. Đến với ELSA, người dùng có cơ hội:
- Học đến đâu thực hành đến đó.
- Khắc phục những điểm yếu trong giao tiếp tiếng Anh bao gồm phát âm, lưu loát, ngữ điệu, đặc biệt là ngữ pháp và từ vựng.
- Luyện nói lưu loát và phản xạ tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh.
Nhận thức được sự khó khăn trong việc học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, ELSA Speech Analyzer giúp bạn cải thiện tiếng Anh cũng như sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Bạn có thể tải đăng ký học thử miễn phí tại đây.
Muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bên cạnh bạn có một chiếc CV nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thì cần có một ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ. Đặc biệt là tiếng Anh. Vậy làm cách nào để có thể nói tiếng Anh lưu loát và hay trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy áp dụng 5 tuyệt chiêu nói tiếng Anh sau để chớp lấy cơ hội việc làm tốt nhất cho mình nhé!
Cách giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn
Câu hỏi đầu tiên và gần như xuất hiện trong mọi buổi phỏng vấn chính là giới thiệu về bản thân. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng đây chính là cơ hội để bạn cho nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào. Vậy nên, thay vì nói quá chi tiết về thông tin cá nhân, bạn nên đề cập nhiều hơn đến công việc hoặc những tố chất có liên quan đến công việc sắp đến. Ở phần này, bạn nên dùng những câu nói tiếng Anh ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề như nền tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc cụ thể, mục tiêu nghề nghiệp hoặc lý do bạn chọn ứng tuyển.
>> Xem thêm: 140+ từ vựng tiếng Anh Thương Mại người đi làm cần nắm
Tuyệt chiêu nói tiếng Anh về điểm mạnh cá nhân
Đối với các câu hỏi về thế mạnh, bạn cần chuẩn bị trước những nội dung có liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng đang phỏng vấn thay vì nói lan man, không có mục đích. Thông thường, phần này sẽ liên quan khá nhiều đến các tính từ đề cập đến tính cách, chẳng hạn như: proactive (chủ động), punctual (đúng giờ), cautious (cẩn thận), creative (sáng tạo), flexible (linh hoạt)… Hãy cố gắng nói tiếng Anh với giọng điệu trầm ổn, đáng tin cậy để không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang quá “show-off” (khoe khoang).
>> Tham khảo thêm: Giáo trình tiếng Anh văn phòng đầy đủ nhất 2023
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp những câu hỏi với cách trả lời tương tự như:
- What makes you the best candidate for this job? (Điều gì khiến bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí này?)
- Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?)
Tuyệt chiêu nói tiếng Anh về điểm yếu khi phỏng vấn tiếng Anh
Thông thường mọi người đều rất ngại nói về những điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, trong một buổi phỏng vấn, nếu bạn trả lời rằng mình không có điểm yếu nào sẽ rất khó được đánh giá cao. Vậy nên, hãy tập luyện tuyệt chiêu nói tiếng Anh về điểm yếu của bản thân sao cho đó đồng thời cũng gợi mở một điểm mạnh khác. Điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng và tạo thiện cảm với người tuyển dụng.
Một vài ví dụ bạn có thể tham khảo khi tập nói tiếng Anh về điểm yếu của mình như:
- I usually focus too much on the details (Tôi thường chú trọng quá nhiều vào tiểu tiết).
- I have been uncomfortable with ambiguity in the past. (Tôi từng cảm thấy không thoải mái với những thứ không rõ ràng trước đây).
>> Đọc thêm: Những cụm từ thông dụng khi đi làm dành cho nhân viên công sở
Vì sao bạn nghỉ công việc cũ?
Mặc dù đây không phải là câu hỏi bẫy bởi đơn giản mục đích của nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn có thể gắn bó lâu dài với công việc hay không. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên lại bị sa vào việc nói tiêu cực về vị trí hoặc chỗ làm cũ. Điều này khiến bạn mất điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Hãy thật khéo léo và chọn những nói tiếng Anh thiên về cá nhân hơn. Chẳng hạn như:
- I’m looking for new challenges. (Tôi muốn tìm kiếm thử thách mới)
- I reevaluated my career goals and thought a change was needed. (Tôi đã đánh giá lại các mục tiêu nghề nghiệp của mình và nghĩ cần thay đổi).
Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đưa ra câu hỏi này. Đây được xem là phần đánh giá cuối cùng về khả năng của bạn thông qua các câu hỏi mà bạn đặt ra. Bạn có thể chọn hỏi về những thắc mắc của mình xoay quanh công việc để thể hiện sự hứng thú của bản thân đối với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy hạn chế hỏi trực tiếp về lương hoặc quyền lợi ngay trong vòng phỏng vấn đầu tiên. Bởi điều này rất có thể sẽ khiến mọi nỗ lực của bạn “đổ sông đổ biển” ngay ở phút cuối đấy! Thay vào đó, hãy tập những câu nói tiếng Anh chứng tỏ bạn rất muốn có cơ hội phát triển lâu dài cùng công ty như:
- Could you please show me something about company culture? (Có thể giới thiệu đôi nét về văn hóa công ty không ạ?)
- Does the company have inhouse training for staff? (Công ty có chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên không ạ?)
Luyện tập kỹ lưỡng những câu nói tiếng Anh phù hợp cho từng tình huống được đề cập ở trên sẽ giúp bạn có lợi thế rất lớn khi phỏng vấn. Bởi lẽ, dù bạn dày dạn kinh nghiệm đến đâu thì cũng chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thể hiện. Bằng cách sử dụng tuyệt chiêu nói tiếng Anh hãy cố gắng chứng minh mình là người xứng đáng để có công việc mơ ước. Đừng quên cài đặt ELSA Speech Analyzer để luyện tập nhiều hơn với chủ đề Interview để chuẩn bị tốt nhất cho vòng phỏng vấn sắp tới nhé!
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Làm thế nào để nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn linh động thời gian? Trong bài viết này, ELSA Speech Analyzer sẽ gợi ý lộ trình và cách học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm, giúp bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ dù bận rộn đến đâu đi nữa.
Lộ trình tự học tiếng Anh cho người đi làm
Cách học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm có 2 giai đoạn sơ cấp và trung cấp, chi tiết như sau:
Giai đoạn 1: 3 tháng
Giai đoạn 1 là giai đoạn Beginner, đây là thời gian dành cho việc xây dựng nền tảng tiếng Anh, kéo dài trong vòng 3 tháng. Giai đoạn này rất quan trọng, bởi nắm vững những kiến thức căn bản thì bạn mới có thể phát triển toàn diện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tiếng Anh lưu loát như người bản ngữ.
Trong vòng 3 tháng này, bạn cần trau dồi vốn từ vựng vững chắc, hoàn thiện ngữ âm. Nền tảng từ vựng chắc sẽ giúp bạn phát triển tư duy hội thoại và giao tiếp cơ bản.
- Học từ vựng tiếng Anh level beginner
Chú trọng học những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và công việc như: giới thiệu bản thân, sở thích, gia đình, công việc, học tập…
Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng vận dụng từ vựng vào giao tiếp, bạn nên học thông qua các đoạn hội thoại, audio và kết hợp luyện nghe để bổ trợ cho phần ngữ âm.
- Học ngữ âm tiếng Anh
Tập trung làm quen và nắm vững cách phát âm 44 âm trong bảng IPA. Bạn có thể thực hành bằng cách học từng âm đơn lẻ, sau đó kết hợp theo cặp để nắm rõ sự khác nhau giữa các âm có cách phát âm tương tự nhau. Cuối cùng, khi đã thành thạo, bạn có thể luyện phát âm với cả câu đầy đủ.
- Học ngữ pháp tiếng Anh
Bạn nên nắm chắc 6 thì cơ bản gồm: thì hiện tại đơn, thì tương lai đơn, thì quá khứ đơn, thì hiện tại hoàn thành, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ tiếp diễn. Đây là những thì cơ bản nhất, có thể sử dụng trong hầu hết các đoạn hội thoại thông thường.
Ngoài ra, bạn cần nắm chắc chức năng và vị trí của 5 từ loại tiếng Anh cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ để vận dụng hiệu quả trong giao tiếp.
Xem thêm: Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm phù hợp, đạt hiệu quả cao
- Ôn tập và kiểm tra trình độ thường xuyên
Đặc biệt, để học tập hiệu quả và ghi nhớ kiến thức lâu dài, bạn nên ôn luyện cũng như kiểm tra thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn biết được điểm thiếu sót và kịp thời điều chỉnh. Một trong những mẹo hay giúp bạn đánh giá khả năng từ vựng, ngữ âm của bạn trong giai đoạn này là sử dụng App ELSA Speech Analyzer.
Với ELSA Speech Analyzer, bạn sẽ được làm bài test đầu vào, hệ thống sẽ tiến hành đánh giá và chấm điểm bản ngữ. Đồng thời, bạn sẽ biết được những kỹ năng nào tốt, kỹ năng nào chưa tốt và cần cải thiện, từ đó đặt ra lộ trình học tiếng Anh cá nhân hóa.
Trong suốt quá trình học, bạn sẽ được kiểm tra và báo cáo tiến độ học tập thường xuyên. ELSA Speech Analyzer sẽ tự động điều chỉnh bài học phù hợp với trình độ của bạn, rút ngắn thời gian ôn luyện và mang lại hiệu quả cao.
>>> Kiểm tra trình độ tiếng Anh của bạn ngay tại đây!
Giai đoạn 2: 3 tháng
Giai đoạn 2 hay còn gọi là giai đoạn Intermediate, kéo dài trong vòng 3 tháng. Đây chính là lúc bạn bắt đầu rèn luyện chuyên sâu, nâng cao kỹ năng nghe, nói, phản xạ tiếng Anh qua các chủ đề giao tiếp đa dạng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên làm quen với việc viết email, cover letter, phỏng vấn, thuyết trình,… bằng tiếng Anh trong giai đoạn này để hỗ trợ công việc.
- Học phát âm tiếng Anh
Học thêm các kỹ thuật phát âm nâng cao như nối âm, nuốt âm, giảm âm… Đây là những yếu tố quan trọng để bạn có thể giao tiếp một cách trôi chảy, tự nhiên.
- Học từ vựng tiếng Anh level intermediate
Ngoài vốn từ đã học ở giai đoạn sơ cấp, bạn cần bổ sung thêm những chủ đề liên quan đến công việc, chuyên ngành để phục vụ tốt hơn cho quá trình giao tiếp tại công sở.
>>> Xem ngay: Trọn bộ 240+ từ vựng tiếng Anh kinh doanh và chuyên ngành kinh tế
- Học ngữ pháp tiếng Anh
Mở rộng thêm các cấu trúc nâng cao để giao tiếp trôi chảy, truyền đạt thông tin chính xác hơn. Tuy nhiên, bạn không nên học dàn trải mà chỉ chọn lọc những cấu trúc, mẫu câu cần thiết nhất trong công việc để đảm bảo hiệu quả, tránh đi lạc hướng.
>>> Xem ngay: 35 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm giúp thăng tiến bứt phá
Cuối cùng, cũng như ở giai đoạn 1, bạn nên dành thời gian kiểm tra trình độ định kỳ (theo tuần, tháng) cùng ELSA Speech Analyzer để kịp thời điều chỉnh những phần chưa hoàn thiện, đảm bảo mục tiêu đề ra.
Trọn bộ giáo trình tự học tiếng Anh cho người đi làm
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như thuận tiện hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập theo lộ trình gợi ý ở trên, ELSA Speech Analyzer đã tổng hợp trọn bộ tài liệu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm dành cho bạn.
>>> Xem ngay: Trọn bộ tài liệu/ giáo trình tiếng Anh cho người đi làm
5 Cách tự học tiếng Anh cho người đi làm siêu hiệu quả
Đối với người đi làm, việc sắp xếp thời gian học tiếng Anh cố định không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng giao tiếp trong vòng 6 tháng nếu áp dụng những phương pháp sau đây:
Nâng cao vốn từ chuyên ngành kinh tế
Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào đi nữa thì việc nâng cao vốn từ chuyên ngành kinh tế vẫn vô cùng cần thiết. Bởi đây là chủ đề nền tảng, sử dụng thường xuyên khi giao tiếp tại văn phòng, công sở.
Để làm được điều này, bạn nên dành thời gian đọc các chuyên mục về kinh tế trên những trang báo bằng tiếng Anh, đọc sách chuyên ngành hoặc xem tin tức tài chính – kinh tế trên các kênh truyền hình. Bạn có thể ưu tiên học những từ/ cụm từ liên quan, “sát” với ngành nghề để giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc.
Thực hành và kiểm tra viết tiếng Anh
Khác với việc giao tiếp tiếng Anh thông thường, người đi làm cần trau dồi thêm kỹ năng viết để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian thực hành, luyện tập soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh như email, biên bản,…
Nếu không chắc chắn về ngữ pháp và từ vựng, bạn có thể sử dụng các trình xử lý văn bản như Microsoft Word hoặc OpenOffice để soạn thảo. Những trình duyệt này có thể giúp bạn phát hiện lỗi chính tả, ngữ pháp tự động, đồng thời lưu trữ tài liệu học tập để xem lại khi cần.
Luyện nói và giao tiếp mỗi ngày
Để nâng cao khả năng giao tiếp, cách tối ưu nhất vẫn là luyện nói tiếng Anh. Bạn có thể trò chuyện cùng đồng nghiệp hoặc tự độc thoại dựa theo các đoạn hội thoại mẫu. Dù chọn phương pháp nào đi nữa, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen nói tiếng Anh mỗi ngày để tạo phản xạ tự nhiên với ngôn ngữ này, không còn e ngại khi giao tiếp thực tế.
Lấp đầy kiến thức bằng sách tiếng Anh
Có rất nhiều nguồn tài liệu để học tiếng Anh nhưng sách vẫn là một phần quan trọng nếu bạn muốn xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc.
Những kiến thức được truyền tải qua sách đã được chắt lọc và phân bổ hợp lý, giúp người học dễ nắm bắt và đối chiếu khi cần. Do đó, hãy dành một góc ở nơi làm việc cho các cuốn sách tiếng Anh chất lượng mà bạn có thể xem khi có thời gian.
ELSA Speech Analyzer – Ứng dụng tự học tiếng Anh cho người đi làm
Nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để học tiếng Anh giao tiếp theo lộ trình được gợi ý ở trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ELSA Speech Analyzer để bắt đầu. Đây là ứng dụng luyện nói và giao tiếp tiếng Anh theo giọng chuẩn quốc tế, có khả năng nhận diện và hướng dẫn sửa lỗi phát âm chính xác đến từng âm tiết.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Theo đó, khi luyện tập cùng ELSA Speech Analyzer bạn sẽ được chấm điểm bản xứ, hướng dẫn sửa lỗi chi tiết từ cách nhả hơi, đặt lưỡi đến khẩu hình miệng. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt và phát âm chuẩn theo 44 âm IPA, làm nền tảng phát triển các kỹ năng quan trọng còn lại.
Hiện ELSA Speech Analyzer đã phát triển hơn 290 chủ đề và được cập nhật thường xuyên, cung cấp từ vựng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó, khi thực hành cùng ELSA Speech Analyzer, bạn cũng sẽ nâng cao được vốn từ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Dù đặc thù công việc bận rộn nhưng nếu lựa chọn đúng tài liệu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm cũng như phương pháp học phù hợp, bạn hoàn toàn có thể nâng cao trình độ theo đúng mục tiêu đề ra. Hãy bắt đầu bằng việc cài đặt ELSA Speech Analyzer và xác định cách học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm dành riêng cho mình ngay thôi!
Chắc hẳn các bạn đã không ít lần phải đứng trước đám đông để thuyết trình về một chủ đề gì đó phải không nào? Ví như khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ phải thuyết trình về một môn học bất kỳ, hay khi đi làm bạn buộc phải trình bày về một dự án, bản kế hoạch mới… Tiếng Anh thuyết trình không chỉ là một kỹ năng nói trước đám đông mà còn thể hiện được sự tư duy và mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng của người nói. Ở bài này, ELSA Speech Analyzer sẽ cùng bạn nghiên cứu cách để mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh làm sao cho hiệu quả nhất.
Phần mở đầu của một bài thuyết trình cần có những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Drawing attention and welcoming audience
(Thu hút sự chú ý và chào khán giả)
Thông thường khi mở đầu một bài thuyết trình, người nói sẽ phải sử dụng một câu hỏi hoặc lên giọng để thu hút người nghe tập trung vào bài thuyết trình của mình.
>> Xem thêm: 200+ từ vựng thông dụng trong giao tiếp cho người đi làm
Cùng tham khảo những mẫu câu tiếng Anh thuyết trình để mở đầu sau:
- May I have your attention, please?
- Shall we start right now?
- Shall we get started?
Sau khi tất cả mọi người đã ổn định chỗ ngồi, người thuyết trình sẽ tiếp tục chào khán giả ở bên dưới:
- Good morning/ afternoon/ evening, ladies and gentlemen (formal)
- Hello/ Hi, everyone (Less formal)
- First of all, I would like to thank you all for coming here today. (Formal)
- I am glad that so many of you could make it today. (Less formal)
>> Xem thêm: Mẫu câu giao tiếp khi đi làm thông dụng nhất
Bước 2: Introducing yourself
(Giới thiệu về bản thân)
Để giới thiệu về bản thân, bạn có thể chọn 1 trong 2 mẫu bên dưới để trình bày:
– Let me introduce myself.
- For those of you who don’t know me, my name is Tom Brown. I’m here in my function as the head of the HR department.
- As you probably know, I’m (Jenny Smith) from (Marketing and Sales).
Bước 3: Saying your topic
(Nói về chủ đề của bạn)
Trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn nên giới thiệu sơ lược về chủ đề đó để người nghe có thể nắm được chủ đề của nội dung mà bạn sắp trình bày.
Hãy tham khảo một số mẫu câu cùng ELSA Speech Analyzer nhé!
- Today’s topic is (how to create videos) (Less formal)
- Today I would like to talk about (our recent marketing strategies) (Less formal)
- The subject of my presentation is (ways to boost company’s revenue) (Formal)
- What I’d like to present to you today is (our new product launch next month) (Formal)
Lưu ý: Các bạn hay dùng là “I’d like to present about …”. Tuy nhiên đây là cách nói hoàn toàn sai. Cách dùng đúng của từ “present” là present something to somebody.
Bước 4: Explain why the audience will be interested
(Giải thích lý do tại sao khán giả sẽ quan tâm đến chủ đề đó)
Tất nhiên là sẽ chẳng ai muốn nghe những điều không liên quan đến mình hoặc những điều mà mình đã biết. Những câu sau đây cũng là một cách giữ chân khán giả ở lại với bài thuyết trình của mình từ đầu cho đến cuối.
- My talk is particularly relevant to those of you who (works in content marketing)
- Today’s topic is of particular interest to those of us who …..
- My topic is very useful for you because …….
- By the end of this presentation, you will be familiar with ………
>> Xem thêm:
- Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm đầy đủ nhất 2023
- 4 Cách kết thúc bài thuyết trình bằng tiếng Anh thật ấn tượng
Để có một bài thuyết trình tiếng Anh hoàn thiện đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên nếu bạn nắm kỹ những câu tiếng Anh thuyết trình trên, bạn cũng đã đạt được những bước nhỏ để tiến đến thành công rồi đấy. Thêm vào đó, bạn cần luyện tập mỗi ngày cùng ELSA Speech Analyzer để cải thiện kỹ năng phát âm bởi đây cũng là một trong những yếu tố giúp bài thuyết trình của bạn hay hơn.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, việc các doanh nghiệp có khách hàng hoặc sử dụng chuyên gia, nhân viên là người nước ngoài cực kỳ phổ biến. Vậy nên, việc bạn trang bị sẵn cho mình vốn từ vựng tiếng Anh thương mại để giao tiếp trong kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Tham khảo ngay tổng hợp từ vựng tiếng Anh cho doanh nghiệp trong bài viết sau để luôn tự tin trao đổi trong mọi hoàn cảnh!
Tiếng Anh thương mại là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tiếng Anh thương mại. Một số người cho rằng đây là tổng hợp các từ vựng chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này. Trong khi đó cũng có nhiều người nhận định đây là việc học về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống kinh doanh.
Như vậy, tổng hợp một cách đơn giản thì thì tiếng Anh thương mại là tiếng Anh được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh như giao dịch, thương mại, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng…
Tiếng Anh thương mại có khác biệt gì với tiếng Anh nói chung?
Sự rõ ràng và chính xác trong giao tiếp
Trong giao tiếp thông thường cũng như trong các văn bản kinh doanh, tiếng Anh thương mại cần sự rõ ràng, mạch lạc và nhất quán trong cách trình bày. Điều này nhằm tránh gây ra các hiểu lầm không đáng có làm lãng phí thời gian giải thích, gây cảm giác thiếu chuyên nghiệp hoặc thậm chí làm tổn thất kinh tế. Đặc biệt, tiếng Anh thương mại còn có thể liên quan đến hợp đồng pháp lý, do đó yêu cầu độ chính xác và rõ ràng cực kỳ cao.
Độ dài từ ngữ
Tiếng Anh thương mại ưu tiên sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, trực tiếp, tránh dùng các từ sáo rỗng, gây khó hiểu.
Ngữ pháp
Trong giao tiếp kinh doanh, mọi người thường ưu tiên sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản tạo nên những câu ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.
Những từ/cụm từ vựng tiếng Anh thương mại viết tắt
Trong tiếng Anh thương mại, có khá nhiều các từ/cụm từ viết tắt được sử dụng khá thường xuyên. Do đó, bạn cần nắm vững những từ này để giao tiếp thuận tiện hơn.
STT | Viết tắt | Từ tiếng Anh | Ý nghĩa |
1 | @ | at | Ký tự thường xuất hiện trong địa chỉ email. |
2 | a/c | account | Tài khoản |
3 | admin | administration, administrative | Hành chính, quản lý |
4 | ad/advert | advertisement | Quảng cáo |
5 | AGM | Annual General Meeting | Hội nghị toàn thể thường niên |
6 | a.m. | ante meridiem | Buổi sáng |
7 | a/o | account of | Thay mặt, đại diện |
8 | AOB | any other business | Doanh nghiệp khác |
9 | ASAP | as soon as possible | Càng nhanh càng tốt |
10 | ATM | Automated Teller Machine | Máy rút tiền tự động |
11 | attn | for the attention of | Gửi cho ai (đặt ở đầu thư) |
12 | approx | approximately | Xấp xỉ |
13 | A.V. | Authorized Version | Phiên bản ủy quyền |
14 | bcc | blind carbon copy | Chuyển tiếp email cho nhiều người Cùng lúc (Người nhận không thấy được những người còn lại) |
15 | cc | carbon copy | Chuyển tiếp email cho nhiều người cùng lúc(Người nhận thấy được những người còn lại) |
16 | CEO | Chief Executive Officer | Giám đốc điều hành |
17 | c/o | care of | Gửi cho ai (ở đầu thư) |
18 | Co | company | Công ty |
19 | cm | centimetre | Cen-ti-met |
20 | COD | Cash On Delivery | Dịch vụ chuyển hàng thu tiền hộ |
21 | dept | department | Phòng, ban |
22 | doc. | document | Tài liệu |
23 | e.g. | exempli gratia (for example) | Ví dụ |
24 | EGM | Extraordinary General Meeting | Đại hội bất thường |
25 | ETA | estimated time of arrival | Thời gian nhận hàng dự kiến |
26 | etc | et caetera | Vân vân |
27 | GDP | Gross Domestic Product | Tổng thu sản phẩm nội địa |
29 | lab. | laboratory | Phòng thí nghiệm |
30 | Ltd | limited (company) | Công ty trách nhiệm hữu hạn |
31 | mo | month | Tháng |
32 | N/A | not applicable | Dữ liệu không xác định |
33 | NB | nota bene (it is important to note) | Thông tin quan trọng |
34 | no. | number | Số |
35 | obs. | obsolete | Quá hạn |
36 | PA | personal assistant | Trợ lý cá nhân |
37 | p.a. | per annum (per year) | Hàng năm |
38 | Plc | public limited company | Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng |
39 | pls | please | Làm ơn |
40 | p.m. | post meridiem (after noon) | Buổi chiều |
41 | p.p. | per pro | Vắng mặt |
42 | PR | public relations | Quan hệ công chúng |
43 | p.s. | post scriptum | Chú thích, ghi chú (phần tái bút trong thư, email,…) |
44 | PTO | please turn over | Lật sang trang sau |
45 | p.w. | per week | Hàng tuần |
46 | qty | quantity | Chất lượng |
47 | R & D | research and development | Nghiên cứu và phát triển |
48 | re / ref | with reference to | Nguồn, tham khảo |
49 | ROI | return on investment | Tỷ suất hoàn vốn |
50 | RSVP | repondez s‘il vous plait (please reply) | Yêu cầu thư trả lời |
51 | s.a.e. | stamped addressed envelope | Phong bì có dán tem |
52 | VAT | value added tax | Thuế giá trị gia tăng |
53 | VIP | very important person | Khách quan trọng |
54 | vol | volume | Âm lượng, khối lượng |
55 | wkly | weekly | Hàng tuần |
56 | yr | year | Năm |
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh thương mại theo chủ đề
Từ vựng tiếng Anh thương mại về các loại hình công ty
- Company /ˈkampəni/: công ty
- Enterprise /ˈentəpraiz/: tổ chức kinh doanh, xí nghiệp, hãng
- Corporation /ˌkɔːr.pəˈreɪ.ʃən/: tập đoàn
- Joint venture /ˌdʒɔɪnt ˈven.tʃɚ/ : liên doanh
- Holding company /ˈhoʊl.dɪŋ ˌkʌm.pə.ni/: công ty mẹ
- Subsidiary /səbˈsɪd.i.er.i/: công ty con
- Affiliate /əˈfɪl.i.eɪt/: công ty liên kết
- Private company /ˌpraɪ.vət ˈkʌm.pə.ni/: công ty tư nhân
- Limited company ( Ltd) /ˌlɪm.ɪ.t̬ɪd ˈkʌm.pə.ni/: công ty trách nhiệm hữu hạn
- Joint stock company (JSC) /ˌdʒɔɪnt.stɑːk ˈkʌm.pə.ni/: công ty cổ phần
Xem thêm: Tiếng Anh trong kinh doanh (business)
Từ vựng tiếng Anh về chức vụ trong công ty
- Chief Executive Officer (CEO) /ˌtʃiːf ɪɡˌzek.jə.t̬ɪv ˈɑː.fɪ.sɚ/: giám đốc điều hành
- Chief Financial Officer (CFO) /ˌtʃiːf faɪˈnæn.ʃəl ˌɑː.fɪ.sɚ/: giám đốc tài chính
- Clerk/ secretary /klɝːk/ /ˈsek.rə.ter.i/: thư ký
- Deputy of department: phó phòng
- Deputy/Vice director: phó giám đốc
- Director /daɪˈrek.tɚ/: giám đốc
- Employee /ɪmˈplɔɪ.iː/: nhân viên/ người lao động
- Employer /ɪmˈplɔɪ.ɚ/: người sử dụng lao động
- Founder /ˈfaʊn.dɚ/: người sáng lập
- General director /daɪˌrek.tɚ ˈdʒen.ɚ.əl/: tổng giám đốc
- Head of department: trưởng phòng
- Manager /ˈmæn.ə.dʒɚ/: quản lý
- Representative /ˌrep.rɪˈzen.t̬ə.t̬ɪv/: người đại diện
- Supervisor /ˈsuː.pɚ.vaɪz/: người giám sát
- Trainee /ˌtreɪˈniː/: người được đào tạo
- Trainer /ˈtreɪ.nɚ/: người đào tạo
Từ vựng tiếng Anh thương mại về các phòng ban
- Agent /ˈeɪ.dʒənt/: đại lý, đại diện
- Branch office: chi nhánh
- Accounting department /əˈkaʊn.t̬ɪŋ dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng kế toán
- Administration department /ədˌmɪn.əˈstreɪ.ʃən dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng hành chính
- Department /dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng, ban
- Human resources department (HR) /ˌhjuː.mən ˈriː.sɔːr.sɪz dɪˈpɑːrt.mənt /: phòng nhân sự
- Marketing department /ˈmɑːr.kɪ.t̬ɪŋ dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng marketing
- Sales department /seɪlz dɪˈpɑːrt.mənt /: phòng kinh doanh
- Shipping department /ˈʃɪp.ɪŋ dɪˈpɑːrt.mənt/ : phòng vận chuyển
- Regional office: văn phòng địa phương
- Representative office: văn phòng đại diện
- Headquarters /ˈhedˌkwɔːr.t̬ɚz/: trụ sở chính
- Outlet /ˈaʊt.let/: cửa hàng bán lẻ
Từ vựng tiếng Anh sử dụng trong các cuộc họp
- Agenda /əˈdʒen.də/: Danh sách vấn đề cần giải quyết
- Attendee /ə.tenˈdiː/: Thành phần tham dự
- Ballot /ˈbæl.ət/: Bỏ phiếu kín
- Chairman /ˈtʃer.mən/: Người chủ trì cuộc họp
- Clarify /ˈkler.ə.faɪ/: Làm sáng tỏ
- Conference /ˈkɑːn.fɚ.əns/: Hội nghị
- Consensus /kənˈsen.səs/: Sự đồng thuận chung
- Deadline /ˈded.laɪn/: Thời gian hoàn thành hiện vụ nào đó
- Decision /dɪˈsɪʒ.ən/: Quyết định
- Main point: Ý chính
- Minutes /ˈmɪn·əts/: Biên bản cuộc họp
- Objective /əbˈdʒek.tɪv/: Mục tiêu của cuộc họp
- Point out: Chỉ ra
- Proposal /prəˈpoʊ.zəl/: Thỉnh cầu, yêu cầu
- Recommend /ˌrek.əˈmend/: Đưa là lời khuyên, tiến cử
- Show of hands: Thể hiện sự đồng ý
- Summary /ˈsʌm.ɚ.i/: Tóm tắt lại
- Task /tæsk/: Nhiệm vụ
- Unanimous /juːˈnæn.ə.məs/: Nhất trí, đồng thuận
- Vote /voʊt/: Biểu quyết
Từ vựng về các hoạt động khác trong công ty
- Diversify /dɪˈvɝː.sə.faɪ/: Đa dạng hóa
- Do business with: Làm ăn với
- Establish (a company) /ɪˈstæb.lɪʃ/: Thành lập (công ty)
- Downsize /ˈdaʊn.saɪz/: Cắt giảm nhân sự
- Franchise /ˈfræn.tʃaɪz/: Nhượng quyền thương hiệu
- Go bankrupt: Phá sản
- Merge /mɝːdʒ/: Sáp nhập
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thương mại
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thương mại điện tử
- Exchange /ɪksˈtʃeɪndʒ/: Nơi giao dịch, trao đổi
- Electronic broker (e-broker) /iˌlekˈtrɑː.nɪk ˈbroʊ.kɚ//: Nhà môi giới điện tử
- Merchant account /ˈmɝː.tʃənt əˈkaʊnt/: Tài khoản thanh toán doanh nghiệp
- Electronic distributor //iˌlekˈtrɑː.nɪk dɪˈstrɪb.jə.t̬ɚ/: Nhà phân phối điện tử
- Electronic bill: Hóa đơn điện tử
- Encryption /ɪnˈkrip.ʃən/: Mã hóa
- Ebook /ˈiːbʊk/: Sách điện tử
- Gateway /ˈɡeɪt.weɪ/: Cổng nối
- Electronic data interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử
- e-enterprise: Doanh nghiệp điện tử
- Paid listing: Niêm yết phải trả tiền
- Back-end-system: Hệ thống tuyến sau
- e-business: Kinh doanh điện tử
- Agent /ˈeɪ.dʒənt/: Đại lý
- Auction online: Đấu giá trên mạng
- Look-to-book ratio: Tỉ lệ xem
- Authentication /ɑːˈθen.t̬ə.keɪt/: Xác thực
- Autoresponder /ˌɑː.t̬oʊ.rɪˈspɑːn.dɚ/: Trả lời tự động
- Affiliate marketing: Tiếp thị liên kết
- Payment gateway: Cổng thanh toán
>> Xem thêm: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong phỏng vấn sao cho ấn tượng nhất
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh quốc tế
- Foreign currency: Ngoại tệ
- Depreciation /dɪˈpriː.ʃi.eɪt/: Khấu hao
- Surplus /ˈsɝː.pləs/: thặng dư
- Customs barrier: hàng rào thuế quan
- Billing cost: chi phí hóa đơn
- Earnest money: tiền đặt cọc
- Treasurer /ˈtreʒ.ɚ.ɚ/: thủ quỹ
- Mode of payment: phương thức thanh toán
- Speculation /ˌspek.jəˈleɪ.ʃən/: đầu cơ/ người đầu cơ
- Inflation /ɪnˈfleɪ.ʃən/: sự lạm phát
- Turnover /ˈtɝːnˌoʊ.vɚ/: doanh số, doanh thu
- Customs barrier: hàng rào thuế quan
Những mẫu câu giao tiếp phổ biến trong tiếng Anh thương mại
Bên cạnh việc nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh thương mại, bạn cũng đừng quên luyện tập những câu giao tiếp phổ biến để sử dụng khi cần.
– Could you tell me something about price?
(Bạn có thể trao đổi một chút về giá được không?)
– I can offer a reasonable price.
(Tôi có thể đưa ra một mức giá phù hợp).
– The price we quoted is only firm for 1 day.
(Mức giá chúng tôi đưa ra chỉ có hiệu lực trong 1 ngày.)
– I’m sure that our price is the most favorable.
(Tôi chắc mức giá của chúng tôi là ưu đãi nhất rồi.)
– The cost could be negotiable according to the quantity of your request.
(Mức giá có thể thương lượng được tùy theo số lượng hàng hóa yêu cầu.)
– He ordered 200 boxes of paper.
(Anh ấy đặt hàng 200 thùng giấy)
Có rất nhiều cách khác nhau để nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh thương mại phục vụ cho công việc. Điều quan trọng là bạn cần chăm chỉ học và vận dụng mỗi ngày để có thể sử dụng thật lưu loát.
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể lựa chọn đồng hành cùng ELSA Speech Analyzer. Đây là ứng dụng luyện nói và giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm, có khả năng chuyển bài nói sang văn bản, phát hiện những lỗi sai và đưa ra hướng dẫn sửa thông qua 5 yếu tố: phát âm, ngữ điệu, độ lưu loát, từ vựng, ngữ pháp.
Nhờ công nghệ A.I nhận diện giọng nói độc quyền, ELSA Speech Analyzer có thể phát hiện lỗi sai phát âm của bạn trong từng âm tiết mà không bị nhầm lẫn với giọng nói của người khác. Sau đó, hướng dẫn người dùng cách nhấn âm, nhả hơi, đặt lưỡi sao cho chuẩn nhất thông qua các video minh họa trên hệ thống.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Bên cạnh đó, ELSA Speech Analyzer còn giúp bạn đánh giá mức độ sử dụng từ vựng và đề xuất từ mới nâng cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Thông qua những gợi ý từ hệ thống, bạn có thể kết hợp để luyện tập thêm các tình huống giả lập như: Trò chuyện với đồng nghiệp, giao tiếp với khách hàng, đàm phán và thuyết trình tiếng Anh,..
Ngoài ra, ELSA Speech Analyzer còn có một tính năng mới nổi bật hơn so với các công cụ học tiếng Anh khác trên thị trường là khả năng tích hợp với Chat GPT để có những đề xuất bài nói phiên bản tốt hơn bài gốc ở mọi tình huống trong thương mại. Nếu luyện tập nhiều với tính năng này, khả năng giao tiếp và xử lý vấn đề bằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ thần tốc.
Trong trường hợp, bạn phát âm chuẩn, biết được nhiều từ vựng nhưng lại bị sai nhiều về mặt ngữ pháp. Đừng lo lắng, ELSA Speech Analyzer sẽ chỉ ra lỗi sai ngữ pháp và đồng thời đề xuất những từ vựng và cấu trúc nâng cao hơn để bạn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.
Tính năng đồng bộ với cuộc họp trên công cụ Google Calendar và Outlook của ELSA Speech Analyzer sẽ giúp bạn có thể ghi âm trực tiếp cuộc họp, buổi thuyết trình,… và tiến hành phân tích để bạn có thể nói tiếng Anh ngày càng tốt hơn.
Việc rèn luyện tiếng Anh giao tiếp thương mại của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có ELSA Speech Analyzer đồng hành. Vậy thì còn chần chờ gì mà không đăng ký ELSA Speech Analyzer để trải nghiệm ngay hôm nay!
Trong công việc hàng ngày tại văn phòng, bạn không tránh khỏi những tình huống phải giao tiếp bằng tiếng Anh, thậm chí tại một số văn phòng, tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Chúng ta có thể linh hoạt trong sử dụng từ ngữ khi giao tiếp hoặc có thể áp dụng theo một số mẫu câu điển hình. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số đoạn hội thoại tiếng Anh giao tiếp văn phòng để bạn tham khảo và vận dụng.
Mẫu hội thoại khi đặt lịch họp trong tiếng Anh văn phòng
Khi muốn thông báo, lên lịch họp cho mọi người trong công ty hoặc đối tác bạn có thể sử dụng đoạn hội thoại tiếng Anh giao tiếp văn phòng thông dụng như:
– We need to clarify this problem. I would like to make an appointment with your team again.
(Chúng ta cần làm rõ vấn đề này. Tôi muốn có một cuộc hẹn với nhóm của bạn một lần nữa.)
– Would you be free for a meeting on ….about….
(Bạn có thời gian để họp vào lúc… (thời gian) về vấn đề… )
– Which time is best for you?
(Thời gian nào là phù hợp nhất cho bạn?)
– (Time) sounds great. Shall we meet around (time) at (place)
(Thời gian) nghe hợp lý đấy. Vậy chúng ta sẽ gặp lúc (giờ) tại (địa điểm) đúng không?
Dưới đây là một mẫu hội thoại lên lịch họp
A: I am confused about something mentioned in your plan. We need to clarify this. Would you be free for a meeting on Thursday at 15 pm?
(Tôi đang băn khoăn một vài vấn đề được đề cập trong kế hoạch của bạn. Chúng ta cần làm rõ điều này. Bạn có thể sắp xếp một cuộc họp vào lúc 15 giờ ngày thứ 5 không?)
B: I will have another meeting at this time. But I am available on Friday afternoon.
(Tôi có một cuộc gặp khác vào hôm đó rồi. Nhưng tôi trống lịch chiều thứ 6 đấy.)
A: Which time is best for you?
(Thời gian nào là phù hợp nhất cho bạn?)
B: About 2 pm. Is it ok?
(Khoảng 14 giờ có được không?)
A: Yes, it sounds good. Shall we meet on Friday at 2 pm in the meeting room?
(Tuyệt. Vậy chúng ta sẽ gặp nhau vào thứ 6, lúc 14 giờ ở phòng họp nhé?)
Xem thêm:
- Giao tiếp với đối tác qua điện thoại bằng tiếng Anh
- Tổng hợp những đoạn hội thoại giao tiếp bán hàng
- Giao tiếp khách sạn thông dụng
Mẫu hội thoại khi giải quyết khiếu nại trong tiếng Anh giao tiếp văn phòng
Một số mẫu câu được sử dụng trong tình huống này
– Could you tell me exactly what happened?
(Bạn hãy cho tôi biết chính xác thì chuyện gì đã xảy ra vậy?)
– I sincerely apologize. We are going to solve this as quickly as possible.
(Tôi thành thật xin lỗi. Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể.)
– I understand why you are upset/angry. We’re going to take care of it right away.
(Tôi hiểu vì sao bạn lại buồn bực/ tức giận như vậy. Chúng tôi sẽ xử lý vấn đề ngay bây giờ.)
– Let me review this situation to identify the best solution. I will get back to you within 24 hours.
(Hãy cho phép tôi xem xét lại vấn đề này để tìm ra giải pháp tốt nhất. Tôi sẽ phản hồi cho bạn trong vòng 24 giờ.)
– I understand how difficult/disappointing that would be.
(Tôi hiểu tình huống này khó khăn/ thất vọng như thế nào.)
– I apologize for the inconvenience/the problem.
(Tôi xin lỗi vì sự bất tiện này.)
Dưới đây là mẫu hội thoại trong xử lý khiếu nại
A: I booked a double room. I received your hotel’s confirmation about this. Now, you see, I am having a room with two single beds.
(Tôi đã đặt một phòng đôi. Tôi nhận xác nhận từ khách sạn rồi. Giờ thì bạn xem này, tôi đang có một phòng với 2 cái giường đơn đấy.)
B: I sincerely apologize. Let me review this booking and check with our staff.
(Tôi thành thật xin lỗi. Để tôi xem lại booking này và kiểm tra với nhân viên của chúng tôi.)
A: Yes, check it right now and let me know what happened.
(Vâng, hãy kiểm tra ngay đi và cho tôi biết chuyện gì xảy ra.)
B: I have checked. It is my fault. I gave you the key to another room. Here is your room. It has a double bed. Again, I apologize for the inconvenience.
(Tôi vừa kiểm tra rồi. Đây là lỗi của tôi. Tôi đã đưa cho ông chìa khóa của một phòng khác. Đây là phòng của ông. Nó có một giường đôi đấy ạ. Một lần nữa, tôi xin lỗi vì sự cố này.)
Mẫu hội thoại khi báo giá
Một số đoạn hội thoại tiếng anh giao tiếp văn phòng được sử dụng trong báo giá như sau:
– Could you tell me your price for this item?
(Có thể cho tôi biết giá của mặt hàng này không?)
– Please offer the best rate.
(Vui lòng báo giá tốt nhất nhé.)
– Our quoted price is firm for 24 hours only.
(Giá chúng tôi báo chỉ có hiệu lực trong vòng 24 giờ thôi ạ.)
Một mẫu hội thoại báo giá để bạn tham khảo
A: Good morning, is there any room available this Saturday’s night?
(Xin chào, còn phòng nào trống vào tối thứ 7 này không vậy?)
B: Yes, we have some room left. Which room would you like to book? Double or single room? City view room or seaview room?
(Có, chúng tôi còn vài phòng trống. Chị muốn phòng loại nào ạ? Phòng đôi hay phòng đơn? Phòng hướng biển hay hướng phố ạ?)
A: Do they have the same price?
(Giá phòng như nhau phải không?)
B: No, seaview room is more expensive than the city view room. City view room is just 15$/night, but the sea view room is 30$/night.
(Dạ không ạ, phòng hướng biển đắt hơn phòng hướng phố. Hướng phố chỉ 15$/ tối còn phòng hướng biển là 30$/ tối.)
A: Is there any discount? Please offer the best rate.
(Có giảm giá chút nào không? Hãy cho tôi giá tốt nhất nhé.)
B: We can offer 13$/night for a city view room and 25$/night for a sea view room. However, this price is firm till 8 pm tonight.
(Chúng tôi có thể áp dụng giá 13$/ đêm với phòng hướng phố và 25$/ đêm cho phòng hướng biển. Tuy nhiên, giá này chỉ áp dụng tới 8 giờ tối nay.)
Mẫu hội thoại khi đặt hàng
Một số mẫu câu dùng khi đặt hàng
– I am interested in your handicrafts. I would like to order.
(Tôi quan tâm tới mặt hàng thủ công của bạn. Tôi muốn đặt hàng.)
– We want to purchase 30 sets.
(Tôi muốn đặt 30 set.)
– Here is my address and phone number. Please deliver on time!
(Đây là địa chỉ và số điện thoại của tôi. Hãy giao hàng đúng giờ nhé!)
– You have to book at least 3 nights to get this discount.
(Bạn phải đặt ít nhất 3 đêm mới được áp dụng giảm giá này.)
>> Xem thêm: Bộ từ vựng cần thiết cho người đi làm
Mẫu hội thoại khi đặt hàng
A: I would like to buy two dresses from page 10 in your catalog.
(Tôi muốn mua 2 chiếc váy ở trang 10 trong catalog của bạn.)
B: Yes, they are still available. How do you want to pay? Cash on delivery or settle online?
(Vâng, chúng vẫn còn hàng ạ. Chị muốn thanh toán như thế nào ạ? Thanh toán khi nhận hàng hay online ạ.)
A: I pay in cash. Is there any discount?
(Tôi thanh toán tiền mặt nhé. Có giảm giá gì không vậy?)
B: If you purchase 3 items, you get a 20% discount.
(Nếu chị mua 3 sản phẩm trở lên, chị được giảm 20% ạ.)
A: Oh, I’ll take 3 dresses. Total amount is 250$, right?
(Oh, vậy tôi lấy 3 cái váy nhé. Tổng tiền là 250$ đúng không?)
B: You have to pay 250$ for dresses and 5$ for shipping fee. Total amount should be 255$.
(Dạ, chị phải thanh toán 250$ cho 3 chiếc váy và 5$ cho phí vận chuyển. Tổng tiền là 255$)
A: Okie. Please send them to our address and here is my phone number.
(Okie. Hãy gửi tới địa chỉ của chúng tôi và đây là số điện thoại của tôi nhé.)
>> Xem thêm: Tự tin “bắn” tiếng Anh như gió qua điện thoại
Đoạn hội thoại khi giới thiệu công ty trong tiếng Anh văn phòng
Khi gặp gỡ đối tác lần đầu, bạn cần biết một số mẫu câu để giới thiệu về công ty của mình. Bạn có thể tham khảo các câu này qua mẫu hội thoại dưới đây:
Good morning! Thank you so much for spending your time with us. We are glad to send you information on our new packages for travellers.
We have been in business for 15 years. We always offer the best services at the best rate. Our services have got a lot of good reviews from tourists and partners.
(Xin chào! Cảm ơn đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúng tôi rất vui để được gửi thông tin về các gói dịch vụ mới của chúng tôi cho khách du lịch.
Chúng tôi đã hoạt động 15 năm và luôn mang tới dịch vụ tốt nhất với mức giá tốt nhất. Dịch vụ của chúng tôi đã nhận được rất nhiều đánh giá tốt từ khách du lịch và các đối tác.)
Có rất nhiều tình huống giao tiếp khác nhau khi làm việc tại chốn công sở. Để nói tiếng Anh lưu loát hơn tại văn phòng, bạn hãy đăng ký tham gia chương trình học tiếng Anh nâng cao ELSA Speech Analyzer và luyện tập ngay từ hôm nay nhé.
Công cụ học tiếng Anh cho người đi làm ELSA Speech Analyzer đã phát triển hơn 290+ chủ đề khác nhau, về công việc lẫn cuộc sống, giúp bạn có thể ứng dụng ngay trong giao tiếp thực tế. Đặc biệt, qua 5.000 bài học, 25.000 bài luyện tập từ cơ bản đến nâng cao, bằng cách tự chuẩn bị câu trả lời cho mình, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng tiếng Anh một cách toàn diện.
ELSA Speech Analyzer có thể nhận diện giọng nói và sửa lỗi phát âm ngay lập tức. Người học sẽ được hướng dẫn cách nhấn âm, nhả hơi, đặt lưỡi chuẩn bản ngữ. Chỉ với 10 phút luyện tập cùng ELSA Speech Analyzer, bạn đã có thể cải thiện trình độ tiếng Anh lên đến 40%.
Người dùng cũng sẽ không lo lắng về vấn đề bỏ lỡ buổi học. Bởi lẽ, học viên sẽ nhận được thông báo nhắc nhở lịch học mỗi ngày bằng cách đồng bộ với Zoom, Meet, Google Calendar, Outlook.
Đăng ký ELSA Speech Analyzer để giao tiếp tiếng Anh lưu loát, tự tin hơn ngay hôm nay!
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
1. Mẫu câu tiếng Anh khi giới thiệu công ty là gì?
Good morning! Thank you so much for spending your time with us. We are glad to send you information on our new packages for travellers. We have been in business for 15 years. We always offer the best services at the best rate. Our services have got a lot of good reviews from tourists and partners.
2. Mẫu hội thoại khi giải quyết khiếu nại cho khách hàng là?
– Could you tell me exactly what happened?
– I sincerely apologize. We are going to solve this as quickly as possible.
Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng giúp các bạn IT có cơ hội tiếp cận nhiều vị trí việc làm hấp dẫn. Trong bài viết này, ELSA Speech Analyzer sẽ giới thiệu trọn bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin để bạn có thể dễ dàng chinh phục lĩnh vực này.
Ngành công nghệ thông tin tiếng Anh là gì?
Ngành công nghệ thông tin trong tiếng Anh là “Information Technology”, viết tắt là “IT”. Lĩnh vực này sử dụng các kỹ thuật và phần mềm của máy tính để thu thập, xử lý, chuyển đổi, lưu trữ và truyền tải thông tin.
>> Xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp bán hàng cho người đi làm
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
Từ vựng tiếng Anh về các thuật toán
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Abacus | /ˈæbəkəs/ | Bàn tính |
Allocate | /ˈæləkeɪt/ | Phân phối |
Analog | /ˈænəlɒɡ/ | Tương tự |
Application | /ˌæplɪˈkeɪʃn/ | Ứng dụng |
Binary | /ˈbaɪnəri/ | Nhị phân |
Calculation | /ˌkælkjuˈleɪʃn/ | Phép tính |
Channel | /ˈtʃænl/ | Kênh |
Command | /kəˈmɑːnd/ | Lệnh |
Computerize | /kəmˈpjuːtəraɪz/ | Tin học hóa |
Dependable | /dɪˈpendəbl/ | Đáng tin cậy |
Digital | /ˈdɪdʒɪtl/ | Kỹ thuật số |
Experiment | /ɪkˈsperɪmənt/ | Thử nghiệm |
Figure out | /ˈfɪɡjər/ /aʊt/ | Tìm ra |
Generation | ˌdʒenəˈreɪʃn/ | Thế hệ |
Invention | /ɪnˈvenʃn/ | Phát minh |
Multiplication | /ˌmʌltɪplɪˈkeɪʃn/ | Phép nhân |
Numeric | /njuːˈmerɪkl/ | Số học |
Operation | /ˌɒpəˈreɪʃn/ | Thao tác |
Output | /ˈaʊtpʊt/ | Đầu ra |
Perform | /pəˈfɔːm/ | Tiến hành |
Process | /ˈprəʊses/ | Xử lý |
Processor | /ˈprəʊsesə(r)/ | Bộ xử lý |
Pulse | /pʌls/ | Xung điện áp |
Register | /ˈredʒɪstər/ | Thanh ghi |
Signal | /ˈsɪɡnəl/ | Tín hiệu |
Software | /ˈsɔːftwer/ | Phần mềm |
Solution | /səˈluːʃn/ | Giải pháp |
Store | /stɔːr/ | Lưu trữ |
Subtraction | /səbˈtrækʃn/ | Phép trừ |
Switch | /swɪtʃ/ | Công tắc |
Tape | /teɪp/ | Băng ghi |
Teleconference | /ˈtelikɑːnfrəns/ | Hội thảo từ xa |
Terminal | /ˈtɜːmɪnl/ | Thiết bị đầu cuối |
Transmit | /trænzˈmɪt/ | Truyền tải |
Từ vựng tiếng Anh về cấu tạo máy móc
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Acoustic coupler | /əˈkuːstɪk/ /ˈkʌplər/ | Bộ ghép âm |
Alloy | /ˈælɔɪ/ | Hợp kim |
Blink | /blɪŋk/ | Nhấp nháy |
Bubble memory | /ˈbʌbl/ /ˈmeməri/ | Bộ nhớ bọt |
Capacity | /kəˈpæsəti/ | Dung lượng |
Cluster controller | /ˈklʌstər/ /kənˈtrəʊlər/ | Bộ điều khiển cụm |
Configuration | /kənˌfɪɡjəˈreɪʃn/ | Cấu hình |
Convert | /kənˈvɜːrt/ | Chuyển đổi |
Core memory | /kɔːr/ /ˈmeməri/ | Bộ nhớ lõi |
Curve | /kɜːrv/ | Đường cong |
Detailed | /ˈdiːteɪld/ | Chi tiết |
Disk | /dɪsk/ | Đĩa |
Equipment | /ɪˈkwɪpmənt/ | Trang thiết bị |
Ferrite ring | /ˈferaɪt/ /rɪŋ/ | Võng nhiễm từ |
Gadget | /ˈɡædʒɪt/ | Phụ tùng |
Hardware | /ˈhɑːrdwer/ | Phần cứng |
Implement | /ˈɪmplɪment/ | Công cụ |
Intersection | /ˈɪntərsekʃn/ | Giao điểm |
Maintenance | /ˈmeɪntənəns/ | Bảo trì, bảo dưỡng |
Matrix | /ˈmeɪtrɪks/ | Ma trận |
Microfilm | /ˈmaɪkrəʊfɪlm/ | Vi phim |
Network | /ˈnetwɜːrk/ | Mạng lưới |
Phenomenon | /fəˈnɑːmɪnən/ | Hiện tượng |
Plotter | /ˈplɑːtər/ | Thiết bị đánh dấu |
Position | /pəˈzɪʃn/ | Vị trí |
Quality | /ˈkwɑːləti/ | Chất lượng |
Retain | /rɪˈteɪn/ | Giữ lại |
Semiconductor memory | /ˈsemikəndʌktər/ /ˈmeməri/ | Bộ nhớ bán dẫn |
Shape | /ʃeɪp/ | Hình dạng |
Supervisor | /ˈsuːpərvaɪzər/ | Người giám sát |
Wire | /ˈwaɪər/ | Dây điện |
>> Xem thêm: Tự tin “bắn” tiếng Anh như gió qua điện thoại chỉ với 50 câu giao tiếp thông dụng sau
Từ vựng tiếng Anh về hệ thống dữ liệu
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Account | /əˈkaʊnt/ | Tài khoản |
Chain | /tʃeɪn/ | Chuỗi |
Clarify | /ˈklærəfaɪ/ | Làm rõ |
Compatible | /kəmˈpætəbl/ | Tương thích |
Data | /ˈdeɪtə/ | Dữ liệu |
Database | /ˈdeɪtəbeɪs/ | Cơ sở dữ liệu |
Describe | /dɪˈskraɪb/ | Mô tả |
Diverse | /daɪˈvɜːrs/ | Phong phú |
Establish | /ɪˈstæblɪʃ/ | Thiết lập |
Filter | /ˈfɪltər/ | Lọc |
Guarantee | /ˌɡærənˈtiː/ | Bảo đảm, cam đoan |
Individual | /ˌɪndɪˈvɪdʒuəl/ | Cá nhân hóa |
Intranet | /ˈɪntrənet/ | Mạng nội bộ |
Irregularity | /ɪˌreɡjəˈlærəti/ | Sự bất thường |
Multi-user | /ˌmʌlti ˈjuːzər/ | Đa người dùng |
Password | /ˈpæswɜːrd/ | Mật khẩu |
Private status | /ˈpraɪvət/ /ˈsteɪtəs/ | Trạng thái riêng tư |
Public status | /ˈpʌblɪk/ /ˈsteɪtəs/ | Trạng thái công khai |
Security | /sɪˈkjʊrəti/ | Sự bảo mật |
Sophisticated | /səˈfɪstɪkeɪtɪd/ | Phức tạp |
Sort | /sɔːrt/ | Sắp xếp |
Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp IT
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Computer analyst | /kəmˈpjuːtər/ /ˈænəlɪst/ | Chuyên gia phân tích máy tính |
Computer scientist | /kəmˈpjuːtər/ /ˈsaɪəntɪst/ | Nhà khoa học máy tính |
Data scientist | /ˈdeɪtə/ /ˈsaɪəntɪst/ | Nhà khoa học dữ liệu |
Database administrator | /ˈdeɪtəbeɪs/ /ədˈmɪnɪstreɪtər/ | Người quản trị cơ sở dữ liệu |
Network administrator | /ˈnetwɜːrk/ /ədˈmɪnɪstreɪtər/ | Quản trị mạng |
Programmer | /ˈprəʊɡræmər/ | Lập trình viên |
Software architect | /ˈsɔːftwer/ /ˈɑːrkɪtekt/ | Kiến trúc sư phần mềm |
Software developer | /ˈsɔːftwer/ /dɪˈveləpər/ | Nhà phát triển phần mềm |
Software tester | /ˈsɔːftwer/ /ˈtestər/ | Nhà thử nghiệm phần mềm |
User experience designer | /ˈjuːzər/ /ɪkˈspɪriəns/ /dɪˈzaɪnər/ | Nhà thiết kế giao diện người dùng |
Web developer | /web/ /dɪˈveləpər/ | Nhà phát triển web |
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin khác
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Available | /əˈveɪləbl/ | Có hiệu lực |
Breach | /briːtʃ/ | Lỗ hổng |
Drawback | /ˈdrɔːbæk/ | Trở ngại |
Enterprise | /ˈentərpraɪz/ | Tập đoàn, công ty |
Expertise | /ˌekspɜːrˈtiːz/ | Thành thạo |
Firewall | /ˈfaɪərwɔːl/ | Tường lửa |
Graphics | /ˈɡræfɪks/ | Đồ họa |
Malware | /ˈmælwer/ | Phần mềm độc hại |
Oversee | /ˌəʊvərˈsiː/ | Theo dõi, quan sát |
Replace | /rɪˈpleɪs/ | Thay thế |
Research | /ˈriːsɜːrtʃ/ | Nghiên cứu |
Spyware | /ˈspaɪwer/ | Phần mềm gián điệp |
Trend | /trend/ | Thịnh hành |
>> Xem thêm: 200+ từ vựng tiếng Anh cần thiết cho người đi làm
Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
Thuật ngữ tiếng Anh | Ý nghĩa |
---|---|
Alphanumeric data | Dữ liệu chữ số |
Broad classification | Phân loại tổng quát |
Chief source of information | Nguồn thông tin chính |
HTML – HyperText Markup Language | Là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web trên World Wide Web |
ISP – Internet Service Provider | Nhà phân phối dịch vụ Internet |
LAN – Local Area Network | Mạng máy tính nội bộ |
Oriented Programming | Lập trình hướng đối tượng |
Operating system | Hệ điều hành |
OSI – Open System Interconnection | Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở |
PPP – Point-to-Point Protocol | Là một giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem |
RAM – Read-Only Memory | Là một loại bộ nhớ khả biến, cho phép đọc – ghi dữ liệu ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ |
Source Code | Mã nguồn |
Union catalog | Danh mục liên hợp |
WiFi – Wireless Internet | Mạng Internet không dây |
Top 3 phần mềm học từ vựng tiếng Anh ngành IT tốt nhất
Người đi làm thường bận rộn, khó sắp xếp thời gian linh hoạt để tham gia trung tâm tiếng Anh. Vì vậy, hình thức học từ vựng tiếng Anh ngành IT qua app là lựa chọn phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao.
Dưới đây là Top 3 phần mềm học tiếng Anh ngành công nghệ thông tin phổ biến nhất hiện nay:
1. ELSA Speech Analyzer – App học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin hiệu quả
ELSA Speech Analyzer là app học tiếng Anh hàng đầu, thu hút hơn 40 triệu người dùng trên thế giới, 10 triệu người dùng tại Việt Nam. Để giúp đội ngũ nhân sự IT nắm chắc từ vựng, mẫu câu giao tiếp chuyên ngành, ELSA Speech Analyzer đã phát triển kho bài học tiếng Anh công nghệ thông tin.
Thông qua 5.000 bài học, 25.000 bài luyện tập, bạn sẽ được trau dồi kiến thức về: Kỹ thuật phần mềm, công nghệ máy móc, các dịch vụ tư vấn khách hàng, tiếng Anh khi trao đổi cùng đồng nghiệp, đàm phán với đối tác quốc tế,…
Những chủ đề trên đều được thiết kế chuyên biệt cho ngành công nghệ thông tin, từ cấp độ cơ bản đến nâng cao. Bạn sẽ được luyện nghe, luyện phát âm từ vựng, cụm từ và đoạn hội thoại thông dụng. Nhờ vậy, mở rộng vốn từ để giao tiếp tiếng Anh “gần gũi” với công việc thực tiễn mỗi ngày. Đặc biệt hơn, người dùng còn được tự chuẩn bị câu trả lời và được phần mềm đánh giá.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Ngoài ra, từ điển ELSA thông minh sẽ giúp bạn tra từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin một cách dễ dàng. Bạn có thể tìm kiếm nghĩa tiếng Việt, phiên âm của từ thông qua hình ảnh hoặc giọng nói. Đồng thời, hệ thống sẽ giúp bạn đọc từ vựng đúng chuẩn bản xứ ngay từ đầu.
Đặc biệt, công nghệ A.I. độc quyền từ ELSA Speech Analyzercó thể nhận diện giọng nói và sửa lỗi phát âm trong từng âm tiết. Hệ thống sẽ hướng dẫn bạn cách phát âm chuẩn, từ ngữ điệu, nhấn nhá cho đến khẩu hình miệng.
Phát âm đúng, ngữ điệu hay sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp tiếng Anh ngành IT hơn. Từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc, mở rộng con đường thăng tiến sự nghiệp. Bạn có thể luyện tập cùng ELSA Speech Analyzer mọi nơi, 24/7 mà không lo lắng về vấn đề quên vào học. Bằng cách Đồng bộ với Zoom, Meet, Google Calendar, Outlook. Bạn sẽ luôn nhận được thông báo nhắc nhở mỗi ngày. Còn chần chờ gì mà không đăng ký ELSA Speech Analyzer ngay hôm nay!
2. Từ điển Tflat
Từ điển Tflat là phần mềm có giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng. Sở hữu khả năng dịch Việt – Anh lẫn Anh – Việt, Tflat giúp các kỹ sư IT nhanh chóng tra nghĩa của từ vựng chuyên ngành.
Điểm nổi bật của từ điển Tflat là có thể truy cập mà không cần kết nối internet. Chính vì vậy, đây là “cuốn từ điển điện tử” tiện lợi mà bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.
3. Oxford Dictionary, Lingoes
Oxford Dictionary cũng là phần mềm cung cấp khả năng dịch Anh – Việt và Việt – Anh. Người dùng được sử dụng các chức năng như điều chỉnh tốc độ dịch, sửa hoặc xóa dữ liệu trong kho từ vựng của mình.
Ngoài 3 phần mềm trên, bạn có thể tham khảo những website học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin như: techterms.com, techopedia.com, webopedia.com, techdictionary.com. 4 website này sẽ giúp bạn tìm kiếm và giải thích thuật ngữ chuyên ngành đúng chuẩn.
Bài tập tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin [có đáp án]
Hãy nối các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin ở cột bên trái với ý nghĩa tương ứng ở cột bên phải.
1. Software Engineering | A. Lập trình hướng đối tượng |
2. Database administration system | B. Nguồn thông tin chính |
3. Computer software configuration item | C. Nhà phát triển web |
4. Object-Oriented Programming | D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu |
5. Structured Programming | E. Bộ vi xử lý |
6. Unauthorized access | F. Mục cấu hình phần mềm máy tính |
7. Alphabetical catalog | G. Mã độc |
8. Web developer | H. Mục lục xếp theo thứ tự chữ cái |
9. Malicious code | I. Lập trình cấu trúc |
10. Computer hardware maintenance | K. Kỹ sư phần mềm |
11. Backup database | L. Cơ sở dữ liệu sao lưu |
12. Chief source of information | M. Cú pháp |
13. Microprocessor | N. Bảo trì phần cứng máy tính |
14. Syntax | O. Truy cập trái phép |
Đáp án:
1 | K | 8 | C |
2 | D | 9 | G |
3 | F | 10 | N |
4 | A | 11 | L |
5 | I | 12 | B |
6 | O | 13 | E |
7 | H | 14 | M |
Hy vọng rằng bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin mà ELSA Speech Analyzer chia sẻ hôm nay sẽ hữu ích cho công việc của bạn. Đừng quên lựa chọn cho mình một ứng dụng hỗ trợ phù hợp để việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn các bạn nhé.
Bạn muốn tìm hiểu Tiếng Anh giao tiếp cho người bận rộn như dân văn phòng học như thế nào? Sau đây, ELSA Speech Analyzer sẽ giới thiệu một số tình huống giao tiếp thường gặp và giúp bạn tăng thêm vốn từ vựng liên quan đến tiếng Anh giao tiếp văn phòng nhé!
Một số tình huống tiếng Anh giao tiếp văn phòng thông dụng
Khi làm việc với khách hàng, đối tác
This is my name card
Đây là danh thiếp của tôi.
I hope to be able to become an official partner with you
Tôi hy vọng có thể trở thành đối tác chính thức với anh/chị.
We’ll have the contract ready for signature
Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng hợp đồng để ký kết
>> Xem thêm: Giáo tình tiếng Anh cho người đi làm
I’m honored to meet you
Tối lấy làm vinh dự được gặp anh/chị.
Sorry to keep you waiting
Xin lỗi, tôi đã bắt anh/chị phải chờ đợi.
Will you wait a moment, please?
Anh/chị có thể chờ một vài phút, được không?
You are welcomed to visit our company
Chào mừng anh/chị đã đến thăm công ty của chúng tôi.
May I introduce myself?
Tôi có thể giới thiệu về bản thân được chứ?
Let’s get down to the business, shall we?
Chúng ta bắt đầu cuộc thảo luận công việc được chứ?
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Can we meet (up) to talk about…?
Chúng ta có thể gặp nhau để nói về …. được không?
Shall we make it 7 o’clock?
Chúng ta có thể hẹn nhau lúc 7h được chứ?
I hope to visit your company
Tôi hi vọng được đến tham quan công ty của anh/chị.
>> Xem thêm: 200+ Từ vựng tiếng Anh dành cho người đi làm
Khi thảo luận, đưa ra ý kiến trong cuộc họp
We need more facts and more concrete informations
Chúng ta cần có nhiều thông tin chính xác và cụ thể hơn.
I’ve been hoping to establish business relationship with your company
Tôi vẫn luôn muốn được thiết lập mối quan hệ kinh doanh với công ty của anh/chị
Here are the catalogs and pattern books that will give you a rough idea of our service
Đây là catalog và sách sản phẩm mẫu mà chúng sẽ cho bạn có nhiều ý tưởng khái quát về dịch vụ của chúng tôi.
I want as many ideas as possible to increase our market share in Viet Nam
Tôi muốn càng có nhiều ý tưởng nhất có thể để gia tăng thị phần của chúng ta tại Việt Nam.
That sounds like a fine idea
Nó có vẻ là một ý tưởng khá ổn đấy.
It would be a big help if you could arrange the meeting
Nếu anh có thể sắp xếp cuộc gặp mặt này sẽ là sự giúp đỡ lớn.
Please finish this assignment by Saturday.
Vui lòng hoàn thành công việc này trước thứ 7.
>> Xem thêm: Những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực khách sạn
Be careful not to make the same kinds of mistake again
Hãy cẩn thận, đừng để mắc các lỗi tương tự.
We’d like to discuss the price you quoted
Chúng tôi muốn thảo luận về mức giá mà anh/chị đưa ra.
Khi cần xin nghỉ phép
I got an morning off and went to meet the doctor
Tôi xin phép nghỉ buổi sáng để đi gặp bác sĩ
Wouldn’t it be possible for me to take the day off this Thursday?
Thứ 5 này cho tôi xin nghỉ 1 ngày được không?
I’m asking for two-day personal leave for my wife’s labor
Tôi muốn xin nghỉ 2 ngày vì vợ tôi sắp sinh em bé
I need week off
Tôi muốn nghỉ làm tuần này.
I’m afraid I’m not well and won’t be able to come in today
Tôi lo sợ rằng tôi không khỏe để có thể đến cơ quan trong ngày hôm nay.
I need a sick leave for three days
Tôi muốn xin nghỉ 3 ngày vì tôi bị đau
>> Xem thêm: Những mẫu câu giao tiếp bán hàng bằng Tiếng Anh hay
Từ vựng tiếng Anh giao tiếp văn phòng theo từng chủ đề
Các phòng ban trong công ty
Department: Phòng, ban
Accounting department: Phòng kế toán
Audit department: Phòng Kiểm toán
Sales department: Phòng kinh doanh
Administration department: Phòng hành chính
Human Resources department: Phòng nhân sự
Customer Service department: Phòng Chăm sóc Khách hàng
Financial department: Phòng tài chính
Research & Development department: Phòng nghiên cứu và phát triển
Quality department: Phòng quản lý chất lượng
Các chức vụ trong công ty
Chairman: Chủ tịch
The board of directors: Hội đồng quản trị
CEO-Chief Executives Officer: Giám đốc điều hành, tổng giám đốc
Director: Giám đốc
Deputy/vice director: Phó giám đốc
Assistant manager: Trợ lý giám đốc
Shareholder: Cổ đông
Head of department: Trưởng phòng
Deputy of department: Phó phòng
Manager: Quản lý
Team leader: Trưởng nhóm
Employee: Nhân viên
Trainee: Nhân viên tập sự
Worker: Công nhân
Phúc lợi, chế độ cho người lao động
Holiday entitlement: Chế độ ngày nghỉ được hưởng
Maternity leave: Nghỉ thai sản
Travel expenses: Chi phí đi lại
Promotion: Thăng chức
Salary: Lương
Salary increase: Tăng lương
Pension scheme: Chế độ lương hưu
Health insurance: Bảo hiểm y tế
Sick leave: Nghỉ ốm
Working hours: Giờ làm việc
Agreement: Hợp đồng
Resign: Từ chức
Sick pay: Tiền lương ngày ốm
Holiday pay: Tiền lương ngày nghỉ
Commission: Tiền hoa hồng (tiền thưởng thêm)
Retire: Nghỉ hưu
Một số từ vựng tiếng Anh giao tiếp văn phòng liên quan khác
Part-time: Bán thời gian
Full-time: Toàn thời gian
Permanent: Dài hạn
Temporary: Tạm thời
Notice period: thời gian thông báo nghỉ việc
Redundancy: sự dư thừa nhân viên
To fire someone: sa thải ai đó
To get the sack (colloquial): bị sa thải
Company car: ô tô cơ quan
Working conditions: điều kiện làm việc
Qualifications: bằng cấp
Offer of employment: lời mời làm việc
To accept an offer: nhận lời mời làm việc
Starting date: ngày bắt đầu/ Leaving date: ngày nghỉ việc
Timekeeping: theo dõi thời gian làm việc
Job description: mô tả công việc
Internship: thực tập
Interview: phỏng vấn
Interviewer: người phỏng vấn
Interviewee: người được phỏng vấn
Superintendent/supervisor: người giám sát
Recruiter: nhà tuyển dụng
Recruitment: sự tuyển dụng
Résumé/CV/curriculum vitae: sơ yếu lý lịch
Trên đây là một số tình huống sử dụng tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm và một số từ vựng liên quan. Nếu muốn tìm hiểu tiếng Anh giao tiếp cho người bận rộn, bạn có thể áp dụng ngay trong cuộc sống để tự tin hơn khi giao tiếp nhé.
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh là tình huống thường gặp phải khi bạn đi phỏng vấn xin việc hoặc đăng ký tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức lớn. Vậy làm sao để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh một cách, gây ấn tượng tốt với mọi người. Hãy cùng tham khảo những mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn mà ELSA Speech Analyzer gợi ý dưới đây.
Bố cục bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn
Để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh một cách ấn tượng, ấn tượng, bạn cần nói theo bố cục mạch lạc, đầy đủ. Tuy nhiên, lưu ý rằng mục đích của nhà tuyển dụng là thông qua màn giới thiệu để có cái nhìn tổng quan, rõ nét hơn về bạn. Từ đó, đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.
Vì vậy, khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn, hãy luôn nhớ cung cấp thông tin gắn liền với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Tham khảo bố cục bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản, ngắn gọn như sau:
- Chào hỏi đối phương
- Giới thiệu học và tên, tuổi, quê quán hoặc khu vực đang sinh sống
- Giới thiệu về trình độ học vấn – Kinh nghiệm làm việc – Năng lực chuyên môn
- Trình bày sở thích – Tính cách – Các kỹ năng mềm của bản thân
- Giới thiệu các hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia, trình bày thêm bằng cấp, giấy chứng nhận (nếu có)
- Phương châm sống và làm việc như thế nào.
- Kết thúc bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
Dựa vào từng vị trí công việc mà bạn hãy hiệu chỉnh bố cục bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của mình, có thể thêm vào các nội dung như: Điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn,… Miễn sao bạn đảm bảo được nội dung mà mình trình bày phù hợp với mô tả công việc, yêu cầu mà doạn nghiệp đang cần.
>> Những câu hỏi tiếng Anh thường gặp khi phỏng vấn và cách trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng
Cấu trúc – Lời giới thiệu về bản thân hay nhất bằng tiếng Anh
Câu chào hỏi trước khi giới thiệu bản thân
Với những buổi nói chuyện gần gũi, thân mật hay không quá trang trọng, bạn có thể tham khảo một số câu như:
- Hello / Hi / Hey, what’s up, guys? → Xin chào / Đang có chuyện gì vậy?
- Hey, it’s good / nice to see you. → Thật vui / tốt khi gặp bạn.
- Morning. (Không nên dùng: Afternoon / Evening) → Xin chào.
Tuy nhiên, với các buổi phỏng vấn, buổi thi, bạn không nên sử dụng các mẫu câu này. Thay vào đó, trong bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn, bạn có thể sử dụng những mẫu câu chào hỏi có tính trang trọng, như:
- Hello everyone → Xin chào mọi người.
- Good morning → Chào buổi sáng.
- Good afternoon → Chào buổi chiều.
- Good evening → Chào buổi tối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những câu chúc tích cực, mang ý nghĩa tốt lành dưới đây để sử dụng trong cả bối cảnh trang trọng hay gần gũi đều được.
- Great to meet you!
- Happy to meet you!
- Good to see you!
- Pleased to meet you!
- Nice to meet you.
Mẫu câu giới thiệu tên khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
Trong bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho người đi làm, khi giới thiệu tên, bạn có thể tham khảo những câu sau:
- I am / My name is + Tên của bạn
- My first name is + Tên của bạn
- My full name is + Họ và tên
Ngoài ra, khi muốn được gọi bằng biệt danh riêng. Bạn có thể sử dụng thêm một trong các câu sau:
- You can call me / Everyone calls me / Please call me + Biệt danh của bạn
- My nick name is + Biệt danh của bạn
Ví dụ: My name is May. You can also call me Jessica.
>> “Cưa đổ” nhà tuyển dụng chỉ với 5 tuyệt chiêu nói tiếng Anh sau
Cách giới thiệu tuổi
Trong bài viết giới thiệu bản thân bằng tiếng anh, đôi khi bạn cần giới thiệu về tuổi của mình. Bạn có thể tham khảo một số mẫu câu giới thiệu tuổi bên dưới:
- I’m + tuổi của bạn + years old.
- I’m over / almost / nearly + tuổi của bạn → Tôi hơn / gần … tuổi.
- I’m around your age → Tôi tầm tuổi như bạn.
- I’m in my early twenties/ late thirties → Tôi đang ở những năm đầu 20/ cuối 30 tuổi.
Giới thiệu về nơi sinh/ khu vực sinh sống
Khi tự giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên hay người đi làm, bạn có thể sử dụng một vài mẫu câu giới thiệu quê hương, nơi bạn lớn lên, ví dụ như:
- I was born in + nơi bạn sinh ra
- I’m from / come from + quê hương của bạn
- My hometown is / I’m originally from + quê hương của bạn
- My address is / I live in + khu vực bạn sống
- I live on + tên đường + street.
- I live at + số nhà, địa chỉ bạn sống.
- I have lived in + thành phố / đất nước + for + khoảng thời gian.
- I have lived in + thành phố / đất nước + since + mốc thời gian.
- I grew up in + nơi bạn lớn lên.
- I spent most of my life + nơi bạn gắn bó lâu
Ví dụ: I have lived in Thailand for 3 months / I have lived in Ho Chi Minh City since 2019.
Mẫu câu giới thiệu về trình độ học vấn bằng tiếng Anh
Trong bài nói hoặc bài viết giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, trình độ học vấn cũng là một yếu tố rất được quan tâm.
Where do you study?
- I’m a student at + trường học
- I study at… / I am at… / I go to + trường học
- I study + ngành học
- My major is + ngành học
Which grade are you in? Which year are you in?
- I’m in + khối học của bạn + grade.
- I’m in my first / second / third / final year. → Tôi đang học năm nhất / năm 2 / năm 3 / năm cuối.
- I am a freshman.
- I am graduated from / My previous school was + trường học → Tôi tốt nghiệp từ / Trường học trước đây tôi từng học là + trường học.
Giới thiệu kinh nghiệm làm việc khi phỏng vấn tiếng Anh
- I have 2 years of experience as a customer service officer at X company.
→ Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm trong vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty X.
Nói về điểm mạnh trong công việc:
- I am usually praised for my…
→ Tôi thường được khen về…
Cách giới thiệu phương châm làm việc của bản thân bằng tiếng Anh
- To me, what matters most in my career are…
→ Đối với tôi, điều có ý nghĩa nhất trong công việc đó là…
- The most important things in my career are….
→ Những điều quan trọng nhất trong sự nghiệp của tôi chính là…
- My ultimate goal in my career is…
→ Mục tiêu quan trọng nhất trong công việc của tôi là…
Mẫu câu giới thiệu tính cách
- I think I’m a … employee/ person.
→ Tôi nghĩ tôi là một nhân viên/ người…
- People usually describe me as a … person.
→ Mọi người thường miêu tả tôi là một người…
Mẫu câu chia sẻ về tình trạng hôn nhân
Trong một số trường hợp phỏng vấn công việc có yêu cầu tình trạng độc thân, khi tự giới thiệu về bản thân bạn cũng cần chia sẻ về tình trạng hôn nhân của mình:
- I haven’t been married: Tôi chưa kết hôn
- I am still single: Tôi vẫn còn độc thân.
- I have been married for + số năm đã kết hôn + years: Tôi đã kết hôn được …
- I have already had a fiance/fiancee: Tôi đã có vị hôn phu/hôn thê
>> 5 Mẫu trả lời thư mời phỏng vấn bằng tiếng Anh thể hiện sự chuyên nghiệp
Mẫu câu chia sẻ về sở thích
Một số mẫu câu chia sẻ về sở thích mà bạn có thể tham khảo khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho sinh viên, hoặc cho những người vừa đi làm ở môi trường mới:
- I like/ love/ enjoy + V_ing / Danh từ về sở thích
- I am interested in… + V_ing
- I am good at… + V_ing / Danh từ về sở thích
- My hobbies are / My hobby is + Danh từ về sở thích
- I have a passion for + V_ing / Danh từ về sở thích
- I don’t like/ dislike/ hate + V_ing / Danh từ về thứ bạn không thích
- My favorite food/ drink is + Thức uống yêu thích
- My favorite singer/ band is + Band nhạc yêu thích
Mẫu câu kết thúc bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
Đừng quên nói câu kết thúc để bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn được trọn vẹn và không gây hụt hẫng cho người nghe. Dưới đây là một số câu kết bạn có thể tham khảo:
- Thanks for listening, hope you enjoy your day
→ Cảm ơn bạn vì đã lắng nghe, chúc bạn có một ngày vui vẻ.
- It was a pleasure meeting you, I really appreciate you taking the time to listen to me.
→ Thật vinh hạnh khi được gặp bạn. Tôi rất trân trọng vì bạn đã dành thời gian lắng tôi.
- It was great to meet you, I hope to be in touch in the future.
→ Thật tuyệt khi được gặp bạn, mong chúng ta sẽ vẫn giữ liên lạc trong tương lai.
- It is very nice to meet you/all of you today. Hope we will have great time together.
→ Rất vui khi được gặp bạn / các bạn. Mong rằng chúng ta sẽ có khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau.
- That’s my introduction. Thanks for listening.
→ Đó là phần giới thiệu của tôi. Cảm ơn vì đã lắng nghe.
- I am looking forward to seeing you in the future.
→ Tôi rất mong chờ được gặp lại bạn trong tương lai.
- Thanks for hearing my introduction.
→ Cảm ơn vì đã lắng nghe bài giới thiệu của tôi.
>> Mẫu email/thư từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh khéo léo nhất
Từ vựng giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho sinh viên hoặc người đi làm khi phỏng vấn
Từ vựng giới thiệu chuyên ngành học tập & lĩnh vực làm việc
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa tiếng Việt |
Accounting | /əˈkaʊntɪŋ/ | Kế toán |
Auditing | /ˈɔːdɪtɪŋ/ | Kiểm toán |
Brand management | /brænd ˈmænɪʤmənt/ | Quản trị thương hiệu |
E-commerce | /iːˈkɒmə(ː)s/ | Thương mại điện tử |
Marketing | /ˈmɑːkɪtɪŋ/ | Tiếp thị |
Information technology | /ˌɪnfəˈmeɪʃən tɛkˈnɒləʤi/ | Công nghệ thông tin |
Finance | /faɪˈnæns/ | Tài chính |
Human resources management | /ˈhjuːmən rɪˈsɔːsɪz ˈmænɪʤmənt/ | Quản trị nhân lực |
Business administration | /ˈbɪznɪs ədˌmɪnɪsˈtreɪʃ(ə)n/ | Quản trị kinh doanh |
Design | /dɪˈzaɪn/ | Thiết kế |
>> Tập hợp các câu tiếng Anh thông dụng về đề tài Nghề Nghiệp
Từ vựng giới thiệu tính cách, sở thích của bản thân
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa tiếng Việt |
Cooperative | /kəʊˈɒpərətɪv/ | Có tính hợp tác |
Dynamic | /daɪˈnæmɪk/ | Năng nổ, nhiệt huyết |
Proactive | /prəʊˈæktɪv/ | Chủ động |
Decisive | /dɪˈsaɪsɪv/ | Quyết đoán |
Ambitious | /æmˈbɪʃəs/ | Tham vọng |
Frank | /fræŋk/ | Thẳng thắn |
Modest | /ˈmɒdɪst / | Khiêm tốn |
Easy-going | /ˈiːzɪˌgəʊɪŋ/ | Thân thiện |
Sincere | /sɪnˈsɪə/ | Chân thành |
Humorous | /ˈhjuːmərəs/ | Hài hước |
Dedicated | /ˈdɛdɪkeɪtɪd/ | Cống hiến |
Creativity | /ˌkriːeɪˈtɪvɪti/ | Sự sáng tạo |
Từ vựng về các kỹ năng trong công việc
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa tiếng Việt |
Leadership skills | /ˈliːdəʃɪp skɪlz/ | Kỹ năng lãnh đạo |
Critical thinking skills | /ˈkrɪtɪkəl ˈθɪŋkɪŋ skɪlz/ | Kỹ năng tư duy phản biện |
Independent working skills | /ˌɪndɪˈpɛndənt ˈwɜːkɪŋ skɪlz/ | Kỹ năng làm việc độc lập |
Presentation skills | /ˌpreznˈteɪʃn skɪlz/ | kỹ năng thuyết trình |
Problem-solving skills | /ˈprɒbləm-ˈsɒlvɪŋ skɪlz/ | Kỹ năng giải quyết vấn đề |
Communication skills | /kə,mju:ni’keiʃn skɪlz/ | Kỹ năng giao tiếp |
Decision-making skills | /dɪˈsɪʒən-ˈmeɪkɪŋ skɪlz/ | Kỹ năng ra quyết định |
Teaching (training) skills | /ˈtiːʧɪŋ (ˈtreɪnɪŋ) skɪlz/ | Kỹ năng đào tạo |
>> Có thể bạn quan tâm: Từ vựng tiếng Anh thông dụng
Các bước giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn
Bước 1: Giới thiệu sơ lược về bản thân
Bước đầu tiên, bạn cần giới thiệu mình là ai, tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì,… trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Như thế, nhà tuyển dụng mới nắm rõ các thông tin và hình dung được bạn có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển hay không.
Mẫu bài giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản khi phỏng vấn xin việc:
Good morning everyone. I would like to thank the company for giving me the opportunity to participate in the interview today. Please allow me to introduce myself a little bit. My name is Phan Thi Ngoc Anh. I am currently 22 years old and graduated from University X, majoring in marketing. Previously, I worked as a content marketing intern for an advertising agency. I have a hobby of reading books and joining clubs to exchange and practice my passion.
Dịch nghĩa
Chào buổi sáng mọi người. Em xin cảm ơn quý công ty đã cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Em xin phép được giới thiệu đôi nét về bản thân. Em tên là Phan Thị Ngọc Ánh. Hiện nay em 22 tuổi và đã tốt nghiệp trường đại học X, chuyên ngành marketing. Trước đây, em từng làm thực tập sinh content marketing cho một công ty quảng cáo. Sở thích của em là đọc sách, tham gia các câu lạc bộ để giao lưu và rèn luyện đam mê của mình.
>> Xem thêm: Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm
Bước 2: Nói về điểm mạnh của bạn
Điểm mạnh của ứng viên chính là điều nhà tuyển dụng luôn muốn biết và tìm hiểu. Vì vậy, khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh, hãy liệt kê một số điểm mạnh mà bạn cho là thích hợp với vị trí đang ứng tuyển. Không nên liệt kê quá nhiều hoặc không liên quan đến công việc.
Mẫu giới thiệu điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh:
My strengths are creativity, good organization, management, and presentation skills. During my schooling, I was on the executive committee and held a key position in the organization of school programs.
Dịch nghĩa:
Điểm mạnh của em là khả năng sáng tạo, quản lý tổ chức tốt và khả năng thuyết trình. Trong quá trình đi học, em nằm trong ban chấp hành đoàn và có giữ vị trí chủ chốt trong công tác tổ chức các chương trình của trường lớp.
>> Xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp bán hàng
Bước 3: Mô tả mục tiêu của bạn khi phỏng vấn
Khi nhắc đến mục tiêu, bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Hãy nói về những định hướng, quyết tâm của bạn trong nghề nghiệp và nếu được nhận vào công ty thì bạn sẽ mang lại những giá trị hữu ích gì. Điều này sẽ giúp bạn nhận thêm điểm cộng từ nhà tuyển dụng đấy.
Mẫu nói về mục tiêu nghề nghiệp khi phỏng vấn tiếng Anh:
My goal right now is to be able to pass the interview to get the position I love. For short-term goals, I want to prove my ability when taking on tasks, thereby gaining the trust of colleagues and superiors.
My long-term goal is to achieve many high achievements at work, especially in the marketing manager position in 5 years. These goals will always push me to grow and reach new heights.
Dịch nghĩa:
Mục tiêu của em lúc này chính là có thể vượt qua được vòng phỏng vấn để đạt được vị trí công việc yêu thích. Đối với mục tiêu ngắn hạn, em muốn chứng minh được năng lực khi đảm nhận các nhiệm vụ, từ đó đạt được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp trên.
Mục tiêu dài hạn mà em muốn hướng đến là có thể đạt được nhiều thành tích cao trong công việc, cụ thể là vị trí trưởng phòng marketing trong 5 năm nữa. Những mục tiêu này sẽ luôn thúc đẩy em phát triển và đạt được những tầm cao mới.
>> Xem thêm: Tự tin bắn tiếng Anh như gió qua điện thoại
Bước 4: Nhấn mạnh bạn phù hợp với vị trí phỏng vấn
Đừng quên đề cập một chút về kinh nghiệm của bản thân để chứng tỏ bạn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Bởi vì bất kỳ cấp trên nào cũng mong muốn nhân viên của họ là người có năng lực, kinh nghiệm và phát huy tốt trong môi trường mới.
Tham khảo mẫu câu thuyết phục nhà tuyển dụng khi phỏng vấn tiếng Anh:
With the career goals set, I will try to complete the assigned work to bring the most value to the company. Although my experience is small, with the ability to learn quickly, a passion for work, and enthusiasm, I believe I will do well in the marketing officer role.
Dịch nghĩa:
Với những mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra, tôi sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành công việc được giao và mang lại những giá trị tốt nhất cho công ty. Tuy kinh nghiệm của tôi còn ít nhưng với khả năng học hỏi nhanh, đam mê công việc và nhiệt huyết, tôi tin rằng mình sẽ phát huy thật tốt trong vai trò nhân viên marketing.
Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn cho học sinh, sinh viên
My name is Nguyen Hung, and I am currently 22 years old. I just graduated with a bachelor’s degree in marketing from Van Lang University. I love marketing because it helps me unleash my creativity. I myself am a lover of discovery, the discovery and the creation of new things to attract users and bring value to businesses.
Dịch nghĩa
Em tên Nguyễn Hùng, hiện 22 tuổi. Em vừa tốt nghiệp cử nhân ngành marketing tại trường Đại học Văn Lang. Em rất yêu thích Marketing vì nó giúp em thỏa sức sáng tạo. Bản thân em là một người yêu khám phá, tìm tòi và tạo ra những điều mới lạ để thu hút người dùng, mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Kế toán – Kiểm toán
My name is Hoang Thi Dung. I graduated with a bachelor’s degree in accounting five years ago and have experience as an accountant in many businesses. I used to be the head of the accounting department at XYZ company for 3 years. I always have a progressive spirit, am eager to learn and am enthusiastic at work. I hope I will be accompanied and developed by your company.
Dịch nghĩa
Tôi tên Hoàng Thị Dung, tôi đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kế toán 5 năm trước và có kinh nghiệm làm tại vị trí nhân viên kế toán trong nhiều doanh nghiệp. Tôi đã từng đảm nhận chức vụ trưởng bộ phận kế toán tại công ty XYZ trong 3 năm. Tôi luôn có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và nhiệt huyết trong công việc. Hy vọng tôi sẽ được đồng hành và phát triển cùng quý công ty.
>> Bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán chi tiết nhất
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn giáo viên
My name is Minh Ngoc. I am 24 years old, and currently single. I graduated with a degree in English pedagogy from Saigon University. I love teaching and had the opportunity to work as a teaching assistant when I was a sophomore.
Dịch nghĩa
Tôi tên Minh Ngọc, 24 tuổi và hiện đang độc thân. Tôi tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Sài Gòn. Tôi yêu thích công việc giảng dạy và đã có cơ hội làm trợ giảng khi tôi là sinh viên năm 2.
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Xuất nhập khẩu
My name is Minh An. I graduated with a major in logistics from the University of Transport. I can communicate fluently in English, work in a team and handle situations well. I have 2 years of experience in a similar position at ABC Company.
Dịch nghĩa:
Tôi tên là Minh An. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành logistics của trường Đại học Giao thông vận tải. Tôi có thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, làm việc nhóm và xử lý tình huống tốt. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự tại Công ty ABC.
>> Mẫu câu giao tiếp và hội thoại tiếng Anh ngành xuất nhập khẩu
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Công nghệ thông tin
My name is Tran Dinh Nghia and I am 25 years old. I graduated with a degree in information technology from Bach Khoa University. I used to work as a user interface developer at ABC company with more than 2 years of experience.
Dịch nghĩa:
Tôi tên Trần Đình Nghĩa và 25 tuổi. Tôi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học Bách Khoa. Tôi từng đảm nhận vị trí nhà phát triển giao diện người dùng tại công ty ABC với hơn 2 năm kinh nghiệm.
>> Trọn bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
>> “Bật mí” 5 phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Kiến trúc – Xây dựng
Good morning! First of all, thank you for giving me the opportunity to be here today. I would like to introduce myself, my name is Hoang Nam. I graduated as a civil engineer from the University of Transport, and now I have 2 years of experience as a construction supervisor. After working in the industry for a long time, I realized that I am a person with an inquisitive spirit and a good ability to absorb. In fact, after only 2 months of probation upon graduation, I was assigned to be in charge of small items.
Dịch nghĩa:
Chào buổi sáng! Trước hết, xin cảm ơn quý vị đã cho tôi cơ hội có mặt ở đây ngày hôm nay. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Hoàng Nam. Tôi đã tốt nghiệp kỹ sư xây dựng trường Đại học Giao thông Vận tải, hiện tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm giám sát công trình. Sau một thời gian dài làm việc trong ngành, tôi nhận thấy mình là người có tinh thần ham học hỏi và khả năng tiếp thu tốt. Thực tế, chỉ sau 2 tháng thử việc khi ra trường, tôi đã được giao phụ trách những hạng mục nhỏ.
>> 50+ Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng cho người đi làm
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn Thư ký – Hành chính
My name is Hoang Minh, and I am 24 years old. In 2020, I received a bachelor’s degree in Human Resource Management from Danang University of Economics. I used to work as a secretary for a fashion company. My responsibility is to arrange my boss’s schedule and keep her informed about the new situation at the company.
Dịch nghĩa:
Tôi tên Hoàng Minh, 24 tuổi. Năm 2020, tôi nhận bằng cử nhân Quản trị nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Tôi từng làm thư ký cho một công ty thời trang. Trách nhiệm của tôi là sắp xếp lịch trình của sếp và thông báo cho cô ấy về tình hình mới của công ty.
>> 50+ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng từ A-Z
Đừng bỏ lỡ gói học tiếng Anh vô vàn tính năng!
ELSA PREMIUM 1 năm – GIẢM 59%
Giá gốc:4.800.000Đcòn 1.979.000 Nhập mã: KHOAI để nhận giá ưu đãi
Gói ELSA Premium bao gồm:
- ELSA Pro
- ELSA AI
- Speech Analyzer
- Khóa học các kỳ thi chứng chỉ: IELTS, TOEIC, TOEFL, EIKEN…
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Marketing
I graduated with a bachelor’s degree in Marketing four years ago and have worked in many online marketing positions at a number of businesses. I used to hold the position of Content Marketing Leader at ABC Company for 2 years. Then became Content Marketing Manager at XYZ Company until now.
Dịch nghĩa:
Tôi đã tốt nghiệp cử nhân Marketing cách đây 4 năm và đã từng làm nhiều vị trí Online Marketing tại một số doanh nghiệp. Tôi từng giữ vị trí Content Marketing Leader tại Công ty ABC trong 2 năm. Sau đó trở thành Content Marketing Manager tại Công ty XYZ cho đến bây giờ.
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Hàng không
My name is Lan, and my full name is Tran Ngoc Lan. I just graduated with a bachelor’s degree in Tourism from ABC University. People often comment that I am sociable, enthusiastic at work, and have good communication skills. I just took the English test and got an 8.0 IELTS.
Dịch nghĩa:
Tôi tên là Lan, tên đầy đủ của tôi là Trần Ngọc Lan. Tôi vừa tốt nghiệp cử nhân ngành Du lịch tại Đại học ABC. Mọi người thường nhận xét tôi là người hòa đồng, nhiệt tình trong công việc và có kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi cũng vừa trải qua kỳ thi tiếng Anh và đạt 8.0 IELTS.
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn ngành Y – Dược
I’m Ngoc Anh, you can call me Emily. I graduated from Hanoi Medical University in 2019 with a bachelor’s degree in general internal medicine. I have nearly 3 years of experience as a doctor at Hoan My Hospital. I consider myself a dedicated, hardworking, and patient doctor. The health of my patients is always my top priority.
Dịch nghĩa:
Tôi là Ngọc Ánh, bạn có thể gọi tôi là Emily. Tôi tốt nghiệp đại học Y Hà Nội năm 2019 với tấm bằng cử nhân khoa Nội tổng hợp. Tôi có gần 3 năm kinh nghiệm làm bác sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ. Tôi tự nhận thấy mình là một bác sĩ tận tâm, chăm chỉ và kiên nhẫn. Sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu của tôi.
>> 150+ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Y từ cơ bản đến chuyên sâu
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn Nhà hàng – Khách sạn
Please allow me to introduce myself. My full name is Hoang Thi Tam, everyone can call me Kaity. I graduated with a bachelor’s degree in Tourism Management from Hanoi National University in 2020. I have 2 years of experience as a manager at ABC Hotel. People often comment that I am agile and able to manage time effectively.
>> Bỏ túi những nghiệp vụ cơ bản trong ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn
Dịch nghĩa:
Tôi xin phép giới thiệu đôi nét về bản thân. Tên đầy đủ của tôi là Hoàng Thị Tâm, mọi người có thể gọi tôi là Kaity. Tôi đã tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2020. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm quản lý tại khách sạn ABC. Mọi người thường nhận xét tôi là người nhanh nhẹn, có khả năng quản lý thời gian hiệu quả.
>> Xem thêm: 200+ từ vựng về lĩnh vực kinh doanh cho người đi làm
Hy vọng những chia sẻ về cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng. Đồng thời, để biết thêm nhiều mẫu câu trả lời khi phỏng vấn tiếng Anh, bạn luyện tập thêm cùng ELSA Speech Analyzer nhé.
ELSA Speech Analyzer là công cụ duy nhất trên thị trường có khả năng nhận diện giọng nói, phân tích và hướng dẫn sửa lỗi trên 5 yếu tố: Phát âm, ngữ điệu, độ lưu loát, từ vựng và ngữ pháp. Cụ thể, công nghệ A.I độc quyền sẽ nhận diện giọng nói của bạn, so sánh với giọng đọc bản ngữ để chỉ ra lỗi sai trong cách phát âm. Sau đó, hướng dẫn bạn cách nhấn âm, nhả hơi, đặt lưỡi và khẩu hình miệng đúng chuẩn.
Không dừng lại ở cải thiện kỹ năng phát âm, ELSA Speech Analyzer còn giúp bạn đề xuất từ vựng phù hợp với từng tình huống. Đồng thời, chỉ ra lỗi sai trong cách sử dụng ngữ pháp khi giao tiếp. Thông qua đó, bạn có thể truyền tải hết điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc mà mình có, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Nếu như bạn đang lo lắng, không tự tin khi phải phỏng vấn tiếng Anh, ELSA Speech Analyzer sẽ giúp bạn “xóa tan” điều này. Cụ thể, bạn sẽ được tham gia tình huống phỏng vấn giả lập, trả lời những câu hỏi thường gặp khi đi xin việc. Hệ thống sẽ chủ động chuyển đổi giọng nói thành văn bản, sau đó phân tích và đề xuất bài nói phiên bản tốt hơn bài gốc thông qua Chat GPT.
Không chỉ cung cấp bài luyện tập giúp bạn tự tin tham gia phỏng vấn, ELSA Speech Analyzer còn là công cụ học tiếng Anh hiệu quả dành cho người đi làm. Hệ thống sẽ cung cấp nhiều bài luyện tập về chủ đề: Giao tiếp với khách hàng, luyện thuyết trình tiếng Anh, đàm phán với đối tác,… Thông qua đó, kỹ năng tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều, nâng tầm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Nhanh tay đăng ký ELSA Speech Analyzer để “cưa đổ” nhà tuyển dụng, đạt được vị trí công việc mong muốn bạn nhé.